Lễ vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo (8/12 AL)

Lễ vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo (8/12 AL)

Thông tin cơ bản

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Thế nhưng, nhiều Phật tử lại chưa biết rõ về lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như không hiểu tại sao Ngài lại có nhiều tên gọi như vậy. Nhiều người còn nhầm lẫn với các vị Phật khác trong Phật giáo.

Lễ vía Đức Phật thành đạo


Lễ Vía Đức Phật Thích Ca thành đạo để quần chúng Phật tử tưởng nhớ lại quá trình tu hành gian lao của Ngài. Qua đó, mỗi người ý thức được bổn phận của mình khi là một người con của Phật.

Mỗi vị Bồ Tát đều có công ơn to lớn trong việc truyền bá tư tưởng Phật giáo đến với chúng sanh. Người đi Vía Phật không những để bày tỏ lòng biết ơn mà còn giác ngộ, hướng đến đời sống tinh thần tốt đẹp hơn.

Lễ vía Đức Phật Thích Ca thành đạo diễn ra vào ngày 8/12 âm lịch hằng năm.

Nguồn gốc


Vậy thế nào là Thành đạo? Theo nghĩa thông thường, đạo là con đường, như độc đạo là con đường duy nhất. Đạo cũng có nghĩa là đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội. Trong tôn giáo, đạo vừa là một tổ chức, vừa là nội dung học thuyết của tôn giáo ấy như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi… có tổ chức giáo hội và hệ thống giáo lý hướng dẫn môn đồ tu hành. Bài pháp đầu tiên Đức Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là Tứ diệu đế, trong đó chi phần sau cùng là Đạo đế. Đạo cũng là phương pháp chân chính, có hiệu quả chắc chắn đưa hành giả đến cảnh giới an lạc, giải thoát sinh tử.

Sáu năm tu khổ hạnh, thái tử Tất-đạt-đa đã kiệt sức Ngài ngã quỵ bên dòng sông Ni Liên (Neranjara), khi tỉnh dậy Ngài nhận thấy rõ rằng lối tu nầy chỉ hành hạ thân xác mà không giải thoát được gì. Ngài nghĩ rằng những rối ren và những căn nguyên của sự đau khổ không phải là từ bên ngoài mà chính là những dục vọng từ trong tâm. Vì nhận thức như vậy, Ngài quyết định chọn một con đường mới để đi tìm sự giải thoát và Ngài gọi nó là con đường trung đạo. Ngài thọ bát cháo sữa do một thôn nữ tên là Sujata cúng dường, sức khỏe của Ngài lần hồi khôi phục. Rồi Ngài đi đến dưới gốc cây Tát-bạt-la (Pippala: sau nầy được gọi là cây Bồ-đề, có nghĩa là cây Giác ngộ) ngồi tham thiền và thề rằng: “Nếu ta ngồi đây mà không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không bao giờ đứng dậy”.

Thái tử ngồi nhập định dưới gốc cây Bồ-đề suốt 49 ngày đêm, và trong 49 ngày đêm đó, Ngài đã không ngừng chiến đấu với bọn Ma-vương.

Sau cùng, nhờ năng lực an trụ của tham thiền nhập định, như một bình nước đã được lắng trong không còn chút bợn nhơ, Ngài cảm thấy tâm hồn thật là thư thái và sáng suốt lạ thường. Thế rồi, với tâm vắng lặng, ổn định và trong sáng như pha lê, Ngài lần lượt chứng được Phật quả hiệu “Thích Ca Mâu Ni Phật” (Shakyamuni Buddha).

Ngài thành đạo ngày mồng tám tháng Chạp. Lúc đó Ngài vừa 30 tuổi.

Tham khảo


  1. https://phatgiao.org.vn/ky-niem-via-phat-thich-ca-thanh-dao-8-12-am-lich-theo-tinh-than-thien-tong-d38775.html
  2. http://chuaxaloi.vn/tin-tuc/le-via-duc-phat-thanh-dao-812-al/2183.html
  3. https://tuongphattrangia.com/phat-thich-ca-mau-ni/
  4. https://vansu.net/ngay-via-phat.html
Chấm điểm
Chia sẻ
Lễ Vía Đức Phật Thích Ca

Nội dung chính

Một bình luận

  1. Avatar photo
    Hà Hường Diệu Hiền

    Cám ơn 南无本师释迦牟尼佛南无药王菩萨南无药上菩萨

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)