Chùa Hòa Bình Cũ ( Hòa Bình – Bạc Liêu)

Chùa Hòa Bình Cũ ( Hòa Bình – Bạc Liêu)

Giới thiệu


Chùa Hòa Bình cũ (còn gọi là chùa Sereypothimonkol ) tọa lạc tại ấp Thị Trấn A1, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. được xem là một trong những ngôi chùa cổ của tỉnh. Trải qua nhiều thăng trầm do chiến tranh tàn phá, đến nay ngôi chùa vẫn tồn tại và phát huy giá trị của một kiến trúc cổ, là điểm đến sinh hoạt văn hóa bổ ích cho đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương…

Lược sử


Theo một cách tính thời điểm khai sơn tạo tự thông qua ngày viên tịch Hòa thượng đầu tiên và ngày vãng sanh của vị cư sĩ hiến đất dựng chùa cùng tài liệu đáng tin khác, Serey Pothi Meangkol Puthle Chas – Chùa Hòa Bình cũ tọa lạc ở ấp thị trấn 1 A huyện lỵ Hòa bình, Bạc Liêu ra đời cách đây chừng 400 năm! Con số thời gian ấy rất đáng kể trong bề dày trầm tích văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của vùng phù sa nước mặn cuối phương Nam mọi thứ mới mẻ. Trong khuôn viên trãi rộng lấp lánh các kiến trúc phủ hai màu vàng & đỏ chói chang dưới nắng sớm, bên hữu – trong khu vườn tháp mộ, trang trọng nghiêm cẩn khu tưởng niệm hòa thượng khai sơn và bậc cư sĩ hiến đất dựng chùa với chân dung bán thân đắp nổi rất đẹp, có một con số 1556.

Kiến trúc


Chùa Hòa Bình có không gian khá rộng với những kiến trúc khá độc đáo. Các công trình kiến trúc của chùa đều là mới được trùng tu xây dựng mới trong niềm hân hoan vui mừng của đồng bào Phật tử địa phương.

Đó là giảng đường, đối với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi giảng đường có ý nghĩa rất quan trọng. Không chỉ chứa đựng những giá trị tâm linh, đây còn là trung tâm học tập, sinh hoạt tôn giáo và lưu giữ bản sắc văn hóa – lịch sử của phum sóc. Tượng Phật Thích Ca đứng ôm bát, tượng do phật tử địa phương, kiều bào đóng góp xây dựng, mỗi tượng có chiều cao 6m và nặng 6 tấn. 

Được sự cho phép và ủng hộ của chính quyền địa phương cùng tấm lòng của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, phòng kinh điển đã được đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 700 triệu đồng. Phòng có diện tích 180m2 đặt tại khuôn viên chùa, được xây bằng bê-tông vĩnh cửu theo phong cách đặc trưng của chùa Khmer truyền thống đan xen với kiến trúc hiện đại, tạo nên nét đẹp hài hòa mà không làm mất đi vẻ trang nghiêm, cổ kính của công trình. Để có được những họa tiết, hoa văn vô cùng công phu, đó là sự đóng góp rất lớn từ những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân bản xứ, họ đã mang cả tâm tư, tình cảm của mình hòa vào những đường nét trang trí tạo cho công trình sự tinh tế và sống động, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Bên trong phòng kinh điển được trang trí tao nhã nhưng không kém phần lộng lẫy được bày trí theo kiểu: Giữa trung tâm phòng là nơi thờ tự Phật Thích ca Mâu ni, bên trái là tủ kinh Phật đồ sộ với 84.000 quyển (trong đó có 110 quyển kinh tạng); bên phải là tủ sách, báo với nhiều đầu sách ở nhiều lĩnh vực khác nhau và tủ sách pháp luật do UBND tỉnh trao tặng. Ông SaPô – Phó Ban trị sự chùa cho biết: “Những quyển kinh Phật này được nhà chùa thỉnh từ Campuchia về, chúng tôi đã cất giữ rất cẩn thận. Nay phòng kinh điển xây cất xong, nhà chùa đã có thể mang ra trưng bày nên mới có lễ dâng kinh tam tạng. Là một phật tử, lại là thành viên trong Ban trị sự chùa Hòa Bình cũ, bản thân tôi cảm thấy rất tự hào vì từ trước đến nay nhà chùa mới có được niềm vui lớn như vậy”.

Đại bộ phận người Khmer theo Phật giáo Nam tông lấy chùa làm nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng nên chùa giữ vị trí quan trọng và vô cùng linh thiêng trong lòng họ. Khi đưa vào hoạt động, phòng kinh điển sẽ giống như một thư viện của chùa, để bà con phật tử Khmer có cơ hội đến đọc và tìm hiểu kinh sách của nhà Phật, đồng thời, tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đại đức Thạch Thái (Trụ trì chùa Hòa Bình cũ) chia sẻ: “Tôi lấy làm vui khi được chính quyền địa phương và các ban ngành quan tâm, tạo điều kiện để nhà chùa xây dựng phòng kinh điển. Ngoài việc lưu giữ kinh sách, đây còn là nơi đón tiếp khách thập phương đến viếng chùa, nơi đồng bào phật tử đến trao đổi và tìm đọc kinh Phật”.

Tham khảo


  • https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/chua-hoa-binh-cu-don-niem-vui-moi-13941.html
  • https://phatgiao.org.vn/noi-niem-khi-tham-ngoi-chua-co-nhat-vung-bac-lieu-d39106.html
Chấm điểm
Chia sẻ
9. Chùa Hoà Bình - nguồn _ https___daithua.com_chua-khmer-hoa-binh-cu-serey-pothi-meangkol-puthle-chas-thi-tran-hoa-binh-huyen-hoa-binh-tinh-bac-lieu-viet-nam_

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *