Giới thiệu
Tổ đình Sắc tứ Minh Tịnh tọa lạc tại số 35 đường Hàm Nghi, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Minh Tịnh là ngôi danh lam cổ sát ở miền Trung.
Chùa được Hòa thượng Thích Huệ Pháp (1887 – 1975) sáng lập vào năm 1917 tại thôn Cẩm Thượng. Hòa thượng quê ở xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ngài xuất gia năm 22 tuổi tại chùa Cảnh Tiên, thọ đại giới tại tổ đình Thiên Ấn năm 1911. Năm 1914, ngài vào Bình Định để tham học đạo với Quốc sư Phước Huệ và Pháp sư Phổ Huệ. Từ năm 1917, ngài đã cho xây chùa Minh Tịnh và bắt đầu hành đạo. Ngài là vị Pháp sư, Tuyên Luật sư nổi tiếng ở miền Trung. Năm 1944, triều đình Huế ban Sắc tứ biển ngạch chùa Minh Tịnh và sắc chỉ khâm ban đao điệp Tăng cang cho ngài.
Lịch sử
Nguyên thủy chùa là một thảo am tại đồi cát thuộc thôn Cẩm Thượng. Am nầy của hai Phật tử Trừng Quế và Trừng Quy cúng cho Thiền sư Chơn Phước Huệ Pháp vào năm Đinh Tỵ (1917). Năm sau, Mậu Ngọ (1918), trên cơ sở thảo am, Thiền sư xây dựng thành ngôi chùa có đủ chánh điện, Đông Tây đường theo kiến trúc mới, xây xông lợp ngói khá xinh và trang nghiêm. Xong, làm lễ khai sơn đặt hiệu là Minh Tịnh tự. Năm Bảo Đại thứ 19 (1944), chùa được triều đình Huế ban biển Sắc tứ. Năm 1963 mở đàn truyền giới tại chùa Minh Tịnh, trụ trì chùa Minh Tịnh là Hòa thượng Chơn Phước Huệ Pháp làm Đường đầu.
Năm 1963, vì nhu cầu mở rộng phi đạo phi trường Quy Nhơn, chùa nằm trong vùng phải giải tỏa, bị bắt buộc phải thiên di đến khu đất ấp tại khu 6, là nơi mà chùa hiện tọa lạc. Đệ tử của Hòa thượng là Thiền sư Trí Giác phụ trách việc dời chùa, xây dựng lại địa chỉ mới một ngôi Tùng lâm khá khang trang mà quy mô còn tới ngày nay là ngôi Chánh điện và Đông Tây đường. Năm Ất Hợi (1995) tái thiết Tổ đường khá đồ sộ như tôi đã nói trên.
Trụ trì
Tổ khai sơn: Thiền sư Chơn Phước Huệ Pháp
Đương kim trụ trì: Thiền sư Như Hùng, tự Minh Oai, hiệu Trí Giác.
Kiến trúc
Trước chùa có Tam quan xây đá, ba cửa cuốn vòm, mái đúc xi măng giả ngói. Cửa giữa cao gần 4m, hai cửa hai bên thấp hơn, nhìn chung khá đồ sộ và vững chãi.
Trên cửa giữa có cổ lâu, đắp nổi hàng Phạn văn và tượng Phật Thích Ca thành đạo. Dưới vòm cuốn có biển hiệu chùa: 敕 賜 明 靜 寺 Sắc Tứ Minh Tịnh Tự (chùa Minh Tịnh được vua ban biển Sắc tứ). Trên mày cửa tả đắp nổi bốn chữ 國 泰 民 安 Quốc Thái Dân An (nước yên dân ổn). Trên mày cửa hữu đắp nổi 4 chữ 風 調 雨 順 Phong Điều Vũ Thuận (gió hòa mưa thuận).Hai bên trụ Tam quan có 2 câu liễn:
Tiền cận lộ, du khách vãng lai, đồng chiêm lễ Phật,
Hậu viễn sơn, điểu thú quy hồi, nhất thanh ngưỡng Tổ.
Mặt sau Tam quan có hai câu liễn nữa:
“Minh ám phán âm dương tuần hoàn phùng trú dạ
Tịnh động thông thiên địa khai hạp định càn khôn.”
“Minh ám phán âm dương tuần hoàn phùng trú dạ
Tịnh động thông thiên địa khai hạp định càn khôn.”
Tịnh truyền Thiền giáo, Nam Tông Lâm Tế vạn kim lai.”
Tịnh quan sơn hậu, điểu ngữ vịnh chơn thuyên.”
Kỳ Xà phu giáo võng, Câu Thi thành hạc thọ song lâm.”
Nhà Tổ khá đồ sộ, cao lớn hơn Chánh điện, ngoài hè có ba tấm hoành, tấm giữa khắc 靈 祖 堂 – Linh Tổ Đường: Nhà thờ Tổ; tấm bên tả khắc 超 生 死 – Siêu Sanh Tử: Vượt ngoài vòng sống chết; tấm bên hữu khắc 脫 綸 迴 Thoát luân hồi: Ra khỏi kiếp luân hồi. Trên hai trụ giữa có câu liễn:
Tịnh bổn tâm, chương bổn Phật, viên âm lôi hưởng hải phong triều.”
Tham khảo
- http://www.daophatngaynay.com/vn/phatgiao-vn/danh-lam/14444-uy-nghiem-an-tuong-to-dinh-sac-tu-minh-tinh-quy-nhon.html
- https://phatgiao.vn/bai-viet/chua-minh-tinh-%E6%98%8E-%E9%9D%9C-%E5%AF%BA-binh-dinh.html