Chùa Dạm (Thần Quang Tự – thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh )

Chùa Dạm (Thần Quang Tự – thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh )

Thông tin cơ bản

“Ai về thăm đất quê em

Mà lên núi Dạm xem tiên đánh cờ

(Ca dao)

Chùa Dạm (Thần Quang tự) được xây dựng ven sườn núi phía Nam của dải núi Dạm, thuộc địa bàn thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh; cách trung tâm thành phố 7 km và nằm vị trí phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh. Quy mô to lớn của chùa Dạm đã được nhân gian truyền tụng tới ngày nay nhưng tiếc thay, Đại danh tự thời Lý giờ chỉ còn là phế tích ngập chìm trong cỏ dại.

Lịch sử về chùa


Theo Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí có: Năm Quảng Hựu thứ 1 (1085) Thái hậu Ỷ Lan đi chơi, thấy nơi đây có núi sông cảnh đẹp và có ý muốn xây dựng tháp ở đó. Đến năm Quảng Hựu thứ 2 (1086), vua Lý Nhân Tông cho xây dựng chùa trên núi Đại Lãm. Chùa được triều đình nhà Lý cho xây dựng với quy mô 8.000m2 trong suốt 8 năm liền. Năm 1087, vua đến thăm chùa, thiết yến bầy tôi, thân làm bài thơ Lãm Sơn dạ yến. Năm 1094, chùa làm xong, vua đến thăm và ban tên chữ cho chùa và đến năm 1105 cho xây dựng 3 cây tháp đá ở chùa Đại Lãm.

Kiến trúc cảnh quan


Chùa xưa có quy mô kiến trúc to lớn, với 4 lớp nền giật cấp bám lấy độ cao của núi Dạm. Các lớp nền đều được kè đá tảng lớn để chống xói lở. Các vách đá của các lớp nền cao từ 5-6m, mỗi viên đá rộng 0,50-0,60m. Nối các tầng nền với nhau là các bậc thềm lát đá. Trên các tầng nền có gạch ngói thời Lý hoa văn hình rồng, phượng, sen dây, cúc dây; những chân cột bằng đá (0,75m x 0,75m) chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật. Tại tầng nền thứ hai từ dưới lên (khoảng giữa cửa chùa) có 2 khối đất hình nấm nằm đối diện nhau, đều được kè đá chạm văn hình sóng nước nhô cao (thủy ba). Cột đá chùa Dạm có kết cấu gồm hai phần:

+ Ở dưới là khối hộp hình vuông gắn với lớp đá mạ 

+ Ở trên là khối trụ tròn có đường kính 1,5m. 

Đây được xem là công trình điêu khắc kỳ vĩ khó tin với nghệ thuật chạm khắc đôi rồng đuôi giao nhau, thân uốn lượn mềm mại quanh cột, đầu rồng nghểnh cao chầu vào viên ngọc đạt đến mức độ tinh xảo. Kiến trúc cột đá chính là nét đặc trưng điển hình mỹ thuật thời Lý, góp phần thể hiện sức mạnh triều đại đầu tiên đặt nền móng cho kỷ nguyên dân tộc tự chủ và hưng thịnh về mọi mặt.

Thờ ngự ai ?


Với sự đóng góp của nhân dân địa phương, đền và đền mới được xây dựng vào năm 1996. Với ba gian điện nhỏ, tượng thần Phật (ở nền thứ ba) và ba gian đền (ở nền thứ tư) thờ hai pho tượng cổ vật thoát lại là tượng Nguyên phi Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông cùng các mục còn sót lại khi xưa. 

Lễ Hội hằng năm


Hàng năm, cứ đến đầu tháng 9 Âm lịch, người dân xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh lại nô nức chuẩn bị cho Lễ hội truyền thống chùa Dạm. Hội chùa Dạm được tổ chức trong 3 ngày từ mùng 7 đến mùng 9/9. Theo dòng người đi hội, men theo sườn núi Dạm, chúng tôi đến thăm ngôi chùa cổ, xem lễ rước kiệu, vui hội chùa.Trong đó ngày lễ chính được tổ chức vào ngày mùng 8 thu hút đông đảo du khách tới trẩy hội. Trong những ngày này, 4 làng quanh chùa Dạm đều tất bật, tưng bừng mở lễ hội. 

Tham Khảo liên kết


  1. https://bacninh.gov.vn/news/-/details/20182/tray-hoi-chua-dam#
  2. http://bacninh.tintuc.vn/goc-bac-ninh/chua-dam-chua-hang-dau-thoi-ly.html
  3. https://vuonhoaphatgiao.com/tu-vien/cac-chua-trong-nuoc/cac-chua-o-bac-ninh/chua-dam-bac-ninh/.
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)