Chùa Ích Vịnh (Phúc Long tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Chùa Ích Vịnh (Phúc Long tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Tên gọi

Ngôi chùa làng Ích Vịnh có tên chữ Phúc Long Tự, còn gọi là chùa Đống hay chùa Ích Vịnh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Lược sử

Xưa kia, chùa nằm trên phần đất phía tây sông Tô Lịch đoạn từ Văn Điển đến Lạc Thị là các làng cổ Quỳnh Đô (tổng Cổ Điển) và Vĩnh Ninh (tổng Vĩnh Hưng Đặng), đều thuộc phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.

Đến năm 1831, phủ Thường Tín thuộc vào tỉnh Hà Nội mới lập, năm 1904 cắt về tỉnh Hà Đông. Đầu năm 1946, hai làng Vĩnh Ninh và Quỳnh Đô sáp nhập thành xã Vĩnh Quỳnh.

Trong kháng chiến chống Pháp, xã Vĩnh Quỳnh nằm trong liên xã Việt Hưng – Đại Hưng, gồm tới 11 làng. Tháng 7/1956 liên xã này được chia thành 3 xã, trong đó có xã Đại Hưng. Năm 1968 xã Đại Hưng lại đổi tên là xã Vĩnh Quỳnh, gồm có 3 thôn: Vĩnh Ninh, Quỳnh Đô và Ích Vịnh. 

Ai có dịp ghé thăm chùa Phúc Long, mới thấy giữa lòng Thủ đô tấp nập vẫn luôn có những không gian yên bình, tĩnh lặng, thư thái và cũng rất linh thiêng.

Kiến trúc

Tương truyền chùa Ích Vịnh có từ thời Tây Sơn, dáng dấp ngày nay chủ yếu mang đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Sau lần đại trùng tu và tôn tạo mới đây, chùa có mặt bằng xây dựng gần như kiểu “nội Công ngoại Quốc”. Tam quan gồm 3 gian xây 3 tầng 8 mái, cửa chính giữa cao to hơn 2 cửa phụ, tầng trên có gác chuông nhìn về hướng nam hơi chếch ra cái hồ vuông. 

Tiền tế gồm 5 gian rộng lớn, kết nối với hậu cung thành hình chuôi vồ, cả hai đều xây kiểu 2 tầng 8 mái và ở trên tầng 2, mái đao cong vút. 

Chùa có đầy đủ các pho tượng Phật bài trí theo hệ thống Bắc Tông. Những nét thần thái của tượng Phật với nhiều tư thế: đứng, ngồi, niết bàn được thể hiện một cách sắc nét. Ngoài ra, ở chính điện còn thờ Đức Ông (Đức Chúa Ông). Theo sách Phật giáo ghi chép lại, Đức Chúa Ông là một doanh nhân thời Ấn Độ cổ đại, Ngài là người giàu có, mộ đạo bỏ ra một lượng tài sản lớn cung đường cho Đức Phật và tặng đoàn tới thuyết pháp. Ngài được xem là thí chủ rộng rãi nhất từ trước đến nay. Không chỉ vậy, Đức Ông còn là người nổi tiếng với tấm lòng quảng đại, từ bi bác ái chuyên giúp đỡ người nghèo khổ, cô nhi, quả phụ,…

Một nét độc đáo ở chùa có 18 vị La Hán được tạc trên những cánh cửa gỗ, thể hiện sự cầu kỳ, tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo của những nghệ nhân điêu khắc gỗ. Mỗi vị một vẻ tạo nên những nét đặc sắc của ngôi chùa.

Trong chính điện còn có: Bát Bộ Kim Cương là những vị hộ pháp, là những vị Bồ Tát có công bảo vệ Phật. Có Đức Thánh Hiền, Tượng thần khuyến thiện (tục gọi ông Thiện), Tượng thần trừng ác….

Sân sau cũng rất rộng, bên tả là vườn tháp mộ và cây cảnh, bên hữu có dãy nhà thờ Tổ và nhà thờ Mẫu. Gian thờ Mẫu nằm phía bên phải chính điện với hệ thống tượng khá đầy đủ, không gian thờ Mẫu uy nghiêm và linh thiêng.

Đối diện cổng chùa có hồ, trên hồ có một thủy đình nhỏ hình tứ giác với 4 cột tròn, bên trong đặt pho tượng Bồ tát Quan Âm.

Mặc dù chùa đã được chỉnh trang, xây sửa nhưng chùa hiện nay mang những nét kiến trúc thuần Việt. Các hình hoa văn đắp nổi trên những cuốn thư, ấn chương, thư họa sắc sảo mà tinh tế. 

Bên cạnh đó là kiến trúc gỗ cũng được tọa tác, điêu khắc công phu, tạo nên sự trầm mặc cho không gian linh thiêng của ngôi chùa.

Những nét nghệ thuật đặc sắc thể hiện không chỉ ở kiến trúc gỗ hay đắp nổi linh vật mà khi bước vào chính điện Tam bảo, hệ thống tượng thờ cũng để lại nhiều ấn tượng cho khách tham quan. 

Chùa được đại trùng tu và tôn tạo, năm Canh Dần (2010) đã từng dát vàng tượng Phật. Ngày 1 tháng 2 năm Ất Mùi (20/3/2015) lại tổ chức Đại lễ dát vàng tượng Bồ tát Quan Âm.

Giá trị

Ngày 9/1/1990, Bộ Văn hóa và Thông tin đã xếp hạng chùa Ích Vịnh là Di tích kiến trúc – nghệ thuật quốc gia.

Với cuộc sống hiện đại, xóm làng ngày nay cũng thay da đổi thịt nhưng cùng với những di tích lịch sử của làng như đình, chùa, đền, miếu… đó vẫn luôn là những nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh, nơi chứng kiến những bước thăng trầm và sự phát triển của mỗi mảnh đất, con người qua bao thế hệ. Và ngôi chùa Phúc Long từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo của các Phật tử, của người nhân dân Ích Vịnh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì và du khách thập phương.

______________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Phuc Long Pagoda, also known by other names such as Dong Pagoda or Ich Vinh Pagoda, is located in Vinh Quynh commune, Thanh Tri district, Hanoi city. It has been known since ancient times under the name Phuc Long Tu Pagoda. Situated on the land of two ancient villages, Quynh Do and Vinh Ninh, under Thuong Tin district, this pagoda has witnessed many historical changes from its establishment to the present day.

With its characteristic Nguyen dynasty architecture and subsequent renovation stages, Phuc Long Pagoda now embodies a harmonious blend of tradition and modernity. The statues of Buddha and various deities are intricately decorated, along with 18 Arhats carved on wooden doors. Not only a place of worship, the pagoda is also a spiritual tourism destination attracting many visitors.

Given its special historical and artistic value, Phuc Long Pagoda has been classified as a national architectural and artistic relic since 1990. It is not only a sacred place in the hearts of local people but also a destination for those seeking peace and an understanding of the culture and spirituality of the country.

Tiếng Trung (Chinese)

福龙寺,又称东寺或一定寺,位于河内市清化区文庆村。自古以来,它就以福龙寺的名字闻名。这座寺庙坐落在两个古老村庄的土地上,分别是文庆村和温宁村,属于沧州府的管辖范围,从建立到现在,这座寺庙见证了许多历史变迁。

福龙寺以其特有的阮朝建筑风格和后来的翻新阶段,现在展现出传统与现代的和谐融合。佛像和各种神明被精致地装饰,门上还雕刻着18尊罗汉。这不仅是一个供奉的场所,还是吸引许多游客的精神旅游目的地。

鉴于其特殊的历史和艺术价值,福龙寺自1990年起被列为国家级建筑和艺术遗址。它不仅是当地人心中的神圣场所,也是寻求和平和了解国家文化与精神的人们的目的地。

Tiếng Pháp (French)

Le temple Phuc Long, également connu sous d’autres noms tels que le temple Dong ou le temple Ich Vinh, est situé dans la commune de Vinh Quynh, district de Thanh Tri, ville de Hanoi. Il est connu depuis l’antiquité sous le nom de temple Phuc Long Tu. Situé sur les terres de deux anciens villages, Quynh Do et Vinh Ninh, sous le district de Thuong Tin, ce temple a été le témoin de nombreux changements historiques depuis sa fondation jusqu’à nos jours.

Avec son architecture caractéristique de la dynastie Nguyen et les différentes phases de rénovation ultérieures, le temple Phuc Long incarne désormais un mélange harmonieux de tradition et de modernité. Les statues de Bouddha et diverses divinités sont richement décorées, ainsi que 18 Arhat sculptés sur les portes en bois. Non seulement lieu de culte, le temple est également une destination touristique spirituelle attirant de nombreux visiteurs.

Vu sa valeur historique et artistique spéciale, le temple Phuc Long a été classé comme un site national architectural et artistique depuis 1990. Ce n’est pas seulement un lieu sacré dans le cœur des habitants locaux, mais aussi une destination pour ceux qui recherchent la paix et une compréhension de la culture et de la spiritualité du pays.

Chấm điểm

Video

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)