Chùa Mai Phúc (Minh Tông tự – Long Biên, Hà Nội)

Chùa Mai Phúc (Minh Tông tự – Long Biên, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét đẹp văn hóa đáng để gìn giữ và phát triển. Một trong số đó phải kể đến hệ thống chùa chiền, đình miếu…Nhắc đến những ngôi chùa cổ của xứ Kinh Bắc xưa không thể không nhắc đến chùa Mai Phúc hay còn có tên gọi khác là Minh Tông tự. Đây là một di tích thu hút đông đảo du khách tới tham quan và nghiên cứu. Năm 1992 chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật.

Vị trí

Chùa Mai Phúc tọa lạ trên một vùng đất cổ, xưa kia gọi là Mai Động Trang. Đến đời Hồng Đức (Lê Anh Tông) đổi tên thành Mai Phúc. Trải qua bao biến cố của lịch sử, hiện tại Mai Phúc thuộc phường Phúc Đồng quận Long Biên, Hà Nội.

Lược sử

Địa thế của chùa Mai Phúc rất rộng rãi và thoáng đãng. Phía trước chùa có ao và cây cổ thụ bao bọc xung quanh. Bước chân đến đây du khách như lạc vào chốn Kinh Bắc xưa với chút gì đó hoài cổ, uy nghiêm và rất đỗi thanh bình.

Theo truyền thuyết dân gian và tư liệu lịch sử ít ỏi còn sót lại thì chùa Mai Phúc được làm từ thời nhà Lê và đã trải qua nhiều lần trung tu. Tấm bia đá niên hiệu Vĩnh Trị thứ 4 ghi chép lại sư trụ trì của chùa tên là Nguyễn Thị Kim Thịnh, tự Pháp Thịnh đã cùng nhân dân xây dựng chùa. Trên bia còn khắc việc hưng công tu tạo đề năm Tự Đức 32. Như vậy qua đó ta có thể thấy chùa ít nhất đã có hai lần tu sử lớn trước khi Pháp xâm lược nước ta.

Vào những năm 1946, Thực dân Pháp mở rộng sân bay Gia Lâm đã phá bỏ hoàn toàn gác chuông, Tam quan, đốt cháy điện Mẫu và phá nhà Tổ. Vào những năm này chùa làm cơ sở để các chiến sĩ quân báo hoạt động, nắm bắt tình hình của địch tại sân bay Gia Lâm. Năm 1952 – 1953 sư thầy Đàm Huệ bị bắt giam, địch đã đóng quân tại chùa và phá hỏng phần trong của thượng điện. Nhân dân trong làng phải làm một ngôi chùa tạm ở cánh đồng để thờ. Năm 1956 – 1957 nhà chùa và nhân dân làm lại điện Mẫu, sửa chữa thượng điện và nhà Tổ.

Kiến trúc

Chùa Mai Phúc sở hữu kiến trúc khá độc đáo với những đường nét chạm trổ mang tính nghệ thuật cao. Chùa gồm các hạng mục chính đó là Tam quan, khu chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Tăng, nhà khách, nhà bếp và vườn tháp. Tất cả được xây dựng nối tiếp nhau tạo nên một quần thể hài hòa, cân đối, đẹp mắt.

Chùa chính được xây dựng theo hình chữ Đinh gồm Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Tiền đường có 5 gian 2 dĩ, hiên rộng, đầu bít đốc, 6 khung vì.Hồi trái được trổ cửa ra ngoài, làm thành một am thờ với mái vòm cuốn, là nơi để bia và thờ hậu. Hai gian bên sát đầu hồi có xây bệ gạch cao làm ban thờ Đức ông và Thánh tăng. Điểm nổi bật ở Tiền đường là những nét chạm trổ theo các đề tài như tùng, cúc, trúc, mai rất tinh xảo. Các cốn ở 2 vì giữa và các kẻ hiên đều chạm trổ thư, kiếm; long, ly, quy, phượng và ao sen, cá chép, cúc dây…

Trong đợt trùng tu lớn vào đầu thế kỷ 21, bên phải khu vườn sau tam quan có xây thêm giả sơn và toà đình lục giác làm nơi thờ tượng Quán thế âm Bồ tát, cạnh giả sơn bên trái đặt một pho tượng Phật Di Lặc, cả hai đều tạc bằng đá trắng toát và ngồi ở tư thế đối diện nhau qua con đường trục đi vào sân chùa chính. Giữa trục này án ngữ một giếng nước lớn hình tròn với lan can và cầu ao chạm rồng, làm bằng đá xanh.

Di vật

Chùa Mai Phúc dù trải bao biên cố nhưng vẫn giữ được vẻ khang trang, thâm nghiêm vốn có. Hiện tại ở đây còn lưu giữ những di vật quý hiếm. Cụ thể như:

  • Quả chuông “Minh Tông tự chung” niên hiệu Thiệu Trị nguyên niên (1841).
  • Chùa Mai Phúc có các hệ thống tượng: Phật Tổ Như Lai, A Di Đà, Di Lặc, Tam thế, A Nan, Ca Diếp, tòa Cửu Long Thích Ca cơ sinh, Đức chúa Ông, Thánh Tăng… Đó là những pho tượng được tạc trau chuốt tỉ mỉ, tinh tế, với những đường vân xoắn mềm mại nhưng rất khỏe khoắn.
  • Bộ tượng Tam thế Phật được tạo tác bằng gỗ, cao 87cm, có hình dáng ngồi kiết già giống nhau. Thể hiện cho 3.000 vị Phật ở 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai.
  • Bộ tượng tòa Cửu Long Thích Ca sơ sinh được đúc bằng đồng, kỹ thuật đúc khá tinh xảo, với 9 con Rồng chầu vào nhau mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ XX.
  • Hai tấm bia đá, trong đó, có tấm bia mang niên đại (1679), 3 chuông đồng ghi nội dung công đức và xây dựng chùa, cùng với một hệ thống hoành phi, câu đối, y môn, cuốn thư, hương án, Long ngai, khám thờ…được chạm khắc đề tài tứ linh, tứ quý, Rồng chầu, Hổ phù.

_____________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Mai Phuc Pagoda, also known as Minh Tong Tu, stands on the ancient land of Thang Long, embodying cultural beauty worth preserving and developing. Situated in the historical region of Kinh Bac, Mai Phuc Pagoda, recognized as a Cultural Heritage Site in 1992 by the Ministry of Culture and Information, attracts numerous visitors for exploration and research. Located in Phuc Dong Ward, Long Bien District, Hanoi, the pagoda has a rich history dating back to the Le dynasty, surviving various historical events.

The pagoda, with unique and artistically intricate architecture, comprises main sections such as Tam Quan, the main hall, Ancestral House, Mother’s House, Monastery, guesthouse, kitchen, and tower garden. Noteworthy architectural details include the exquisite carvings of motifs such as pine, bamboo, apricot blossoms, dragons, phoenixes, and lotus on pillars and eaves. Despite facing challenges, Mai Phuc Pagoda maintains its grandeur and solemnity. Valuable artifacts like the “Minh Tong Tu Chung” bell from the Thiệu Trị era (1841) and a diverse collection of statues, including the wood-carved Trikaya Buddha set and the intricately cast Nine-Dragon Thich Ca statue, contribute to the spiritual and historical significance of the pagoda. The stone steles and inscriptions further document the temple’s history and the contributions of the local community to its construction and preservation.

Tiếng Trung (Chinese)

千年文明的升龙地段是一个汇聚众多值得保护和发展的文化美丽之地。其中之一就是要提到寺庙、庙宇等体系…回顾古京北的古庙,不能不提到卖福庙,又叫明宗寺。这是一个吸引众多游客探访和研究的历史遗迹。1992年,卖福寺被文化与信息部认定为历史文化、建筑和艺术文化遗产。

卖福寺坐落在一片古老的土地上,过去被称为卖洞庄。在洪德(黎英宗)时期,改名为卖福。经过历史的变迁,现在卖福属于河内市龙江区福东市。

Tiếng Pháp (French)

Le site millénaire de Thang Long est un lieu où convergent de nombreuses beautés culturelles qui méritent d’être préservées et développées. Parmi celles-ci, on doit mentionner le système de pagodes, temples, etc… En parlant des anciens temples de la région de Kinh Bac, on ne peut pas ne pas mentionner le temple Mai Phuc, aussi appelé Minh Tong Tu. Il s’agit d’un site historique qui attire de nombreux visiteurs pour l’exploration et la recherche. En 1992, le temple Mai Phuc a été reconnu comme site du patrimoine culturel par le ministère de la Culture et de l’Information.

Le temple Mai Phuc, avec une architecture unique et artistiquement complexe, comprend des sections principales telles que Tam Quan, la salle principale, la Maison Ancestrale, la Maison de la Mère, le Monastère, la maison d’hôtes, la cuisine et le jardin de la tour. Des détails architecturaux remarquables comprennent les sculptures exquises de motifs tels que le pin, le bambou, les fleurs d’abricot, les dragons, les phénix et le lotus sur les piliers et les avant-toits. Malgré les défis, le temple Mai Phuc conserve sa grandeur et sa solennité. Des artefacts précieux tels que la cloche “Minh Tong Tu Chung” de l’ère Thiệu Trị (1841) et une collection diversifiée de statues, dont l’ensemble de Bouddha Trikaya sculpté dans le bois et la statue du Bouddha Thich Ca à neuf dragons, contribuent à la signification spirituelle et historique du temple. Les stèles et les inscriptions en pierre documentent davantage l’histoire du temple et les contributions de la communauté locale à sa construction et à sa préservation.

5/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)