Chùa Nghĩa Xá tên chữ là Viên Quang tự, tọa lạc tại làng Nghĩa Xá, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Lược sử
Theo nội dung tấm bia “Viên Quang tự bi minh tính tự” soạn năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (năm 1122) hiện đang lưu giữ tại chùa thì ngôi chùa ban đầu được dựng ở Giao Thủy vạn, quy mô rất lớn với 36 tòa làm bằng gỗ lim. Về sau do sự đổi dòng của sông Hồng, chùa được chuyển về xứ Bát Dương (thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình). Đến đời vua Tự Đức năm thứ 19 (năm 1866), chùa lại được chuyển về xây dựng trên khu đất như hiện nay. Qua nghiên cứu nội dung tấm bia chúng ta còn biết rằng: “Chùa Nghĩa Xá do vua Lý Anh Tông (1136 – 1175) sáng lập, là nơi sư Giác Hải trụ trì. Sư ra đời trong thôn xóm nhân từ, trí khác kẻ man di nhơ nhuốc, như hoa sen vượt trên bùn đọng, hương tỏa hiên nam”.
Theo sách “Thiền uyển tập anh ngữ lục ” thiền sư Giác Hải là người họ Nguyễn quê ở xã Hải Thanh. Lúc trẻ ông làm nghề đánh cá, thường dùng một chiếc thuyền nhỏ làm nhà ngao du giang hồ. Năm 25 tuổi ông bỏ nghề đánh cá, xuống tóc đi tu, cùng sư Không Lộ đến thụ nghiệp Thiền sư Hà Trạch, rồi lại là người thừa kế tâm pháp của Thiền sư Không Lộ. Một hôm Thiền sư Giác Hải và Thông Huyền chân nhân ngồi hầu chuyện vua Lý Nhân Tông trên tảng đá, chợt có hai con tắc kè đua nhau kêu inh ỏi. Vua Nhân Tông bảo Thông Huyền chân nhân làm cho tắc kè thôi kêu, Thông Huyền liền nhẩm đọc thần chú một con tắc kè bị rơi xuống. Thông Huyền nói với sư Giác Hải: “còn một con là của ngài”. Sư Giác Hải nhìn một lúc con thứ hai cũng rơi xuống. Vua lấy làm lạ làm một bài thơ khen rằng:
Giác Hải tâm như hải
Thông Huyền thông hựu huyền
Thần thông kiêm biến hóa
Nhất phật, nhất thần tiên.
Từ đó, danh tiếng của Thiền sư Giác Hải lẫy lừng trong thiên hạ, tăng đồ và dân chúng ai ai cũng kính phục. Sư được vua Lý Nhân Tông đối đãi như bậc sư phụ.
Từ những giá trị tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, chùa Nghĩa Xá xã Xuân Ninh đã được Bộ Văn hóa -Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật.
Kiến trúc
Công trình kiến trúc chùa Nghĩa Xá hiện nay được xây theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, quay mặt về hướng tây trên một diện tích rộng 5.000m2. Tổng thể công trình bao gồm nhiều hạng mục tương đối quy mô bề thế còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc thời Hậu Lê thế kỷ XVII -XVIII.
Nằm về phía trước chùa là hệ thống tam quan xây kiểu chồng diêm ba tầng, hai tầng trên hiện treo chuông và khánh. Sau tam quan, qua một sân rộng lát gạch là tòa giải vũ. Giải vũ xây dựng vào triều vua Thành Thái năm thứ nhất (năm 1889) với quy mô 5 gian cao rộng. So với di tích khác, giải vũ chùa Nghĩa Xá còn được dân làng dùng làm nơi hội họp, là nơi nghỉ ngơi cho tín đổ phật tử trước khi vào chùa lễ Phật. Và như vậy, giải vũ chùa Nghĩa Xá đã trở thành một ngôi đình, ngôi nhà chung cho cộng đồng dân cư.
Sau giải vũ là chùa chính. Công trình được dựng kiểu chữ công: Bái đường 7 gian dài 19m, rộng 5,4m, trung đường 4 gian dài 9,8m, rộng 7,1m và thượng điện 7 gian dài 19m, rộng 5,7m. Bài trí nơi thờ tự được phân bổ theo kiểu: “tiền Phật hậu thánh” (trước thờ Phật sau thờ thánh). Hiện nay tại di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị bao gồm: tượng pháp, văn bia, chuông khánh, kiệu bát cống, chân tảng đá cánh sen, sập thờ… mang đậm phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê thế kỷ XVII – XVIII.
___________________
Tiếng Anh (English)
Nghia Xa Pagoda, also known as Vien Quang Pagoda, is located in Nghia Xa village, Xuan Ninh commune, Xuan Truong district, Nam Dinh province. Initially, the pagoda was built in Giao Thuy Van with a large scale and later moved to Bat Duong region. During the reign of King Tu Duc, the pagoda was relocated and reconstructed at its current location. The history of the pagoda is closely associated with the founding by King Ly Anh Tong and the monk Giac Hai, known for their wisdom and extraordinary skills. Nghia Xa Pagoda is classified as a historical and architectural relic due to its special historical and architectural value.
The architecture of Nghia Xa Pagoda today reflects the style of “internal function, external elegance” with a large area. The structure includes many large-scale components with architectural features of the Late Le period in the 17th – 18th centuries. The special feature of the pagoda is its system of three gates and courtyards, used as gathering and resting places for Buddhist followers. The main pagoda is built in the shape of the word “cong” (工) with a traditional arrangement of altars according to the “pre-Buddha, post-saint” tradition. Many relics and antiques such as Buddha statues, inscriptions, ceremonial bells, etc., are preserved in the pagoda, bearing the artistic style of the Late Le period.
Tiếng Trung (Chinese)
舍宫义舍,俗称为圆光寺,位于宁定省春长县春宁乡义舍村。最初,寺庙建于交水万,规模宏大,后迁至八阳境内。在嗣德王朝期间,寺庙被迁至现址并重建。寺庙的历史与李安宗王和僧人伽海的创建密切相关,后者以超凡智慧和技艺而闻名。舍宫义舍因其历史价值和独特的建筑艺术而被列为历史文化遗址。
今天的舍宫义舍寺建筑体现了“内功外观”的风格,占地广阔。建筑包括许多规模宏大的部分,具有17至18世纪后黎时期的建筑风格。寺庙的特色是其三间式大门和解舞场,被用作信徒们集会和休息的场所。主要寺庙按照传统的“前佛后圣”的布局建造。许多古物如佛像、碑文、钟铛等保存在寺庙内,具有鲜明的后黎时期艺术风格。
Tiếng Pháp (French)
Le temple Nghia Xa, également connu sous le nom de temple Vien Quang, est situé dans le village de Nghia Xa, commune de Xuan Ninh, district de Xuan Truong, province de Nam Dinh. Initialement, le temple a été construit à Giao Thuy Van avec une grande envergure, puis déplacé dans la région de Bat Duong. Pendant le règne du roi Tu Duc, le temple a été déplacé et reconstruit à son emplacement actuel. L’histoire du temple est étroitement liée à la fondation par le roi Ly Anh Tong et le moine Giac Hai, connus pour leur sagesse et leurs compétences extraordinaires. Le temple Nghia Xa est classé comme un monument historique et architectural en raison de sa valeur historique et architecturale spéciale.
L’architecture du temple Nghia Xa aujourd’hui reflète le style “fonction interne, élégance externe” avec une grande superficie. La structure comprend de nombreux éléments de grande envergure avec des caractéristiques architecturales de la période Le tardive aux 17e et 18e siècles. La caractéristique spéciale du temple est son système de trois portes et de cours, utilisé comme lieu de rassemblement et de repos pour les adeptes bouddhistes. Le temple principal est construit sous la forme du mot “cong” (工) avec un arrangement traditionnel des autels selon la tradition “pré-Bouddha, post-saint”. De nombreux objets et antiquités tels que des statues de Bouddha, des inscriptions, des cloches cérémonielles, etc., sont conservés dans le temple, portant le style artistique de la période Le tardive.