Chùa Tự Khoát (Hưng Phúc Tự – Thanh Trì, Hà Nội)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung

Chùa Tự Khoát tên chữ là Hưng Phúc Tự, tọa lạc tại thôn Tự Khoát, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Là nơi gắn với việc tu hành của hai công chúa thời Lý. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. 

Lược sử

Chùa có từ đời nhà Lý. Tương truyền vào thời Lý có hai bà công chúa là Từ Thục và Từ Huy đi qua làng Tự Khoát, lấy đỉnh Trúc Lĩnh làm chốn nghỉ chân. Thấy dân làng nơi đây đói khổ, lại thiếu ruộng đất làm ăn, hai bà đã xuất tiền bạc mua thóc gạo cho người nghèo và triệu tập họ khai hoang để có đất cày cấy. Hai bà còn tận dụng tài nguyên núi trúc bạt ngàn của nơi đây, tổ chức mọi người đẵn trúc để đan lát đồ dùng và bán. Nghề đan lát của nhân dân trong làng cũng bắt đầu từ đó.

Hai công chúa xây dựng am Đông Phù ở làng Đông Phù rồi ở đó, ngày đêm hương khói niệm Phật, cầu cho nhân dân trong vùng được ấm no hạnh phúc. Do không nghe lệnh vua cha về cung gả cho quan lang ở biên giới, nhà Vua đã cho người đốt am Đông Phù. Nhân dân đón hai bà về làng Tự Khoát, dựng lại am trên núi Trúc rồi mở mang thành chùa Tự Khoát.

Trong trận chiến đại phá quân Thanh của Quang Trung 1789, các vị sư trụ trì lúc bấy giờ đã giúp đỡ quân Tây Sơn ẩn náu trong chùa, góp phần vào chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

Sử ghi: đầu năm 1789, hoàng đế Quang Trung đích thân chỉ huy cánh trung quân Tây Sơn vây hãm rồi đại phá đồn Ngọc Hồi của quân nhà Thanh, tiến về giải phóng Thăng Long. 200 năm sau, cách chùa Tự Khoát chỉ chừng 700m, một Đài chiến thắng khá lớn đã được dựng lên để kỷ niệm trận đánh oai hùng. Dân sở tại cho biết ở gần miếu Tự Khoát còn lưu danh Mả Ngô tức là cái gò chôn xác giặc Thanh bị chết trong dịp ấy.

Thờ tự

Chùa thờ Phật và nhị vị công chúa Từ Thục, Từ Huy ( nhân dân còn gọi là Nhị vị Bồ Tát). Hai bà hoá vào ngày 15 tháng 3 âm lịch.

Chùa hiện còn lưu giữ 2 con rồng đá trước cửa, 52 pho tượng tròn, 1 quả chuông, 3 tấm bia đá, nhiều hoành phi, câu đối, kiệu rước, long ngai, bát hương,… Trên các tầng của điện Phật tính từ trong ra có đặt các pho tượng Tam thế, A Di Đà tam tôn, Thích Ca đắc đạo, Di Lặc, Thích Ca sơ sinh (Cửu Long) với hai bên là Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngoài tiền đường, sát tường hậu và ở hai bên bày các tượng Tuyết Sơn, Quan Âm tống tử, Khuyến Thiện, Trừng Ác. Hai bên gian sát tường hồi còn có tượng Giám Trai, Đức Ông và bàn thờ hậu. Nhà thiêu hương bày bộ tượng Thập điện Diêm Vương. Hầu hết hiện vật đều mang các nét đặc trưng của nghệ thuật thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

Trụ trì chùa

Đại đức Thích Thanh Phương là trụ trì chùa hiện nay.

Kiến trúc

Chùa có nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, gồm tam quan, tiền đường, nhà thiêu hương, hậu cung, nhà Tổ, nhà khách. Toàn bộ kiến trúc được bố trí hài hòa trong khuôn viên khép kín, trên khu đất cao và rộng rãi.

Tam quan chùa có kết cấu vô cùng khác biệt và mới lạ. Chính giữa là một ngôi nhà vuông, bốn mặt mở 4 cửa vòm lớn. Phần trên bốn góc của ngôi nhà này là 4 bông hoa sen đắp bằng vữa. Một tháp hình bát giác được xây trên đỉnh ngôi nhà vuông. Tháp có 4 tầng, đỉnh tháp là 1 bông sen đội nậm rượu, hai bên cửa giữa lại có 2 nhà vuông nhỏ hơn và có 2 tầng. Tam quan còn có 2 cột trụ ở hai bên ngoài cùng và đỉnh trụ đắp 4 chim phượng kết hình trái giành. 

Đi qua tam quan là một khoảng đất rộng dẫn đến chánh điện, được kết cấu theo hình chữ “Công”. Tiền đường được trang trí công phu với những bức chạm rồng, phượng, long mã cũng như người bơi thuyền, múa hát. Nhà thiêu hương nối liền tiền đường với hậu cung. Ngoài ra chùa còn có nhà Tổ, nhà khách, khu phụ,…

Sự kiện – Lễ hội

Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chùa là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Về sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, mỗi năm, chùa tổ chức 4 khóa lễ lớn: Lập Xuân, lập Hạ, ra Hè, Đông chí. Việc tổ chức 4 khóa lễ này do nhà chùa trụ trì, nhân dân quanh vùng dâng hương hoa oản quả lên làm lễ. Ngoài ra, hàng năm, tại chùa còn diễn ra các kỳ lễ chính của Pháp giáo như ngày mồng một tết Nguyên đán, lễ vía Đức Phật Di Lặc; Lễ Thượng Nguyên; lễ vía đức Phật Thích Ca xuất gia (08/2), lễ vía Đức Phật Thích ca niết bàn (15/2); lễ vía Bồ tát Quan âm (19/2),…

_____________________________________

Các ngôn ngữ khác

Tiếng Anh (English)

Tu Khoat Pagoda, also known as Hung Phuc Pagoda, is located in Tu Khoat village, Ngu Hiep commune, Thanh Tri district, Hanoi. It is a sacred place associated with the spiritual practices of two princesses during the Ly dynasty. The pagoda belongs to the Northern Buddhist tradition and has its origins from the Ly dynasty. In history, Princess Tu Thuc and Tu Huy contributed to improving the lives of the villagers by purchasing rice and cultivating land. They also utilized bamboo resources to produce and sell goods, thus developing the weaving craft in the village.

Later on, the two princesses built Dong Phu hermitage and lived there in seclusion, praying for the well-being and happiness of the villagers. However, because they disobeyed the king’s orders, Dong Phu hermitage was burned down. After this event, the villagers brought the two princesses back to Tu Khoat village and rebuilt the hermitage on Truc mountain, which eventually developed into Tu Khoat Pagoda.

During the resistance against the Qing army led by Quang Trung in 1789, the abbots of the pagoda supported the Tay Son army and contributed to the victory at Ngoc Hoi – Dong Da. Tu Khoat Pagoda still preserves many precious artifacts and distinctive architectural features from the Le Trung Hung and Nguyen dynasties. The current abbot of the pagoda is Venerable Thich Thanh Phuong. The pagoda hosts annual religious and cultural activities and has been recognized as a national historical and cultural relic since 1988.

Tiếng Trung (Chinese)

禅院自括,又称为洪福寺,位于河内市的Thanh Tri县,Ngu Hiep村,Tu Khoat村。它是与李朝两位公主的修行活动密切相关的一处圣地。该寺属于北传佛教传统,起源于李朝。在历史上,公主土思克和土惠通过购买大米和耕种土地来改善村民的生活。他们还利用竹子资源生产和销售商品,从而发展了村里的编织工艺。

后来,这两位公主建造了东符隐居处,并在那里隐居祈祷村民的幸福和快乐。然而,因为他们不遵守国王的命令,东符隐居处被烧毁。在这一事件之后,村民们把这两位公主带回了自括村,并在竹山上重建了隐居处,最终发展成了自括禅院。

在1789年对抗清军的抗战中,该寺的住持支持了泰山军,并为胜利作出了贡献。自括禅院仍然保留着许多宝贵的文物和来自黎中兴和阮朝的独特建筑特色。该寺的现任住持是Thich Thanh Phuong尊者。该寺举办年度宗教和文化活动,并自1988年以来被认定为国家历史文化遗址。

Tiếng Pháp (French)

Le temple Tu Khoat, également connu sous le nom de temple Hung Phuc, est situé dans le village de Tu Khoat, commune de Ngu Hiep, district de Thanh Tri, à Hanoi. C’est un lieu sacré associé aux pratiques spirituelles de deux princesses pendant la dynastie Ly. Le temple appartient à la tradition bouddhiste du Nord et trouve son origine dans la dynastie Ly. Dans l’histoire, les princesses Tu Thuc et Tu Huy ont contribué à améliorer la vie des villageois en achetant du riz et en cultivant la terre. Elles ont également utilisé les ressources de bambou pour produire et vendre des biens, développant ainsi l’artisanat du tissage dans le village.

Plus tard, les deux princesses ont construit l’ermitage de Dong Phu et y ont vécu en reclus, priant pour le bien-être et le bonheur des villageois. Cependant, parce qu’elles ont désobéi aux ordres du roi, l’ermitage de Dong Phu a été incendié. Après cet événement, les villageois ont ramené les deux princesses au village de Tu Khoat et reconstruit l’ermitage sur la montagne Truc, qui s’est finalement développé en temple Tu Khoat.

Lors de la résistance contre l’armée Qing dirigée par Quang Trung en 1789, les abbés du temple ont soutenu l’armée Tay Son et ont contribué à la victoire à Ngoc Hoi – Dong Da. Le temple Tu Khoat conserve encore de nombreux artefacts précieux et des caractéristiques architecturales distinctives des dynasties Le Trung Hung et Nguyen. L’actuel abbé du temple est le vénérable Thich Thanh Phuong. Le temple organise des activités religieuses et culturelles annuelles et a été reconnu comme un site historique et culturel national depuis 1988.

Chấm điểm
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)