Đền Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ)

Đền Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ)

Thông tin cơ bản

Đền Tam Giang – ngôi đền nằm bên tả ngạn nơi hợp lưu của ba dòng sông: sông Hồng, sông Lô, sông Đà mà xưa nay nhân dân vẫn quen gọi là ngã ba Hạc.

Đây là cụm di tích hoàn chỉnh, thống nhất, gồm: đền Tam Giang, đền Mẫu, chùa Đại Bi, vết chân Thổ lệnh Cao quan Bạch Hạc Đại Vương, bến bơi chải, tượng đài Chiêu Văn Vương Tả Thánh Thái Sư Trần Nhật Duậtbức phù điêu 18 ngôi chùa tiêu biểu của Phật Giáo Việt Nam.

Thờ phụng


Đền Tam Giang thờ thần Thổ Lệnh. Tương truyền ông là thần làng – thần sông Bạch Hạc đã có công chu du thiên hạ tìm phương thuốc quý chữa trị tật bệnh cho muôn dân, khi mất lại linh ứng giúp cho các tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm giữ nước.

Ngôi đền còn thờ Đức Thánh Bà Quách A Nương – một nữ tướng tài của Hai Bà Trưng và thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, con trai thứ 6 của Trần Thái Tông đã có công thu phục chúa đạo Đà Giang trấn giữ vùng Tây bắc, lập phòng tuyến Bạch Hạc suốt 30 năm.

Đền Tam Giang đã và đang trở thành một điểm du lịch hấp dẫn đón tiếp hàng nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. 

Lược sử


Theo sử sách, đền Tam Giang sơ khởi là một đạo quán được gọi là quán Thông Thánh và xuất hiện từ năm Vĩnh Huy (650 – 655). Sau được đổi thành đền và được tu sửa nhiều lần.

Đền Tam Giang được 19 sắc phong qua các triều đại phong kiến và đến năm 2010 được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Kiến trúc


Sau bao lần bị thời gian và chiến tranh tàn phá, đền Tam Giang đã được người dân tôn tạo và trùng tu với quy mô lớn khiến cho đền được mở rộng với kiến trúc lộng lẫy và đẹp đẽ hơn. Ngôi đền chính được xây theo kiểu mái cong truyền thống lát ngói mũi hài cùng lối kiến trúc chữ “đinh” gồm hai tòa tiền tế và hậu cung. Nội thất trong đền đều được trạm trổ tỉ mỉ hình tứ quý long ly quy phượng, tùng cúc trúc mai kết hợp sơn son thiếc vàng làm toát lên vẻ đẹp linh thiêng, hoàn mỹ.

Di vật – Đặc trưng


Đền Tam Giang còn lưu giữ một chuông đồng cổ quý mang tên “Thông thánh quán chung ký” có niên đại Minh Mệnh năm thứ 11 và các bài minh chuông như: Thác bản chuông “Phụng Thái Thanh Từ” niên đại Gia Long năm thứ 17, “Thông Thánh Quán” niên đại Đại Khánh thứ 8 đời vua Trần Minh Tông.

Theo người dân nơi đây, trước kia bên bờ tả ngạn sông Lô có một tảng đá in dấu chân khổng lồ tương truyền là của thần Thổ Lệnh, rất tiếc qua thời gian, tảng đá mòn và bị xói mòn, sạt lở, nước dâng chìm. Hiện hai bên bờ tả hữu sông Lô có vết chân khổng lồ nhưng là được đắp bằng xi măng mô phỏng theo truyền thuyết. Theo quan sát, Vết chân khổng lồ nằm ở phía hữu ngạn sông Lô, toàn bộ được in gọn trên một ghềnh đá sát bờ sông, cách mép nước khoảng 5m, cách ngã ba Bạch Hạc không xa.

Theo quan sát, dấu chân khổng lồ được đắp bằng xi măng với hình một bàn chân trái có 5 ngón. Ngón cái lớn, chõe ra như ngón chân người Giao Chỉ xưa. Chiều dài bàn chân đạt 2,6m, chiều ngang chỗ rộng nhất là 1,3m và chỗ hẹp nhất là 0,9m. Gót chân đo được độ sâu là 0,35m. Kích thước các ngón chân cũng lần lượt là: ngón cái có chiều dài 0,45m, các ngón sau chiều dài lần lượt giảm dần. Ngón út có chiều dài là 0,2m. Các ngón chân hướng vào bờ, gót chân phía ngoài lòng sông, trong tư thế một người vừa bước từ dưới sông lên .

Ngày nay, khi đến tham quan, chiêm bái Khu di tích Đền Tam Giang – chùa Đại Bi – ngã ba Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì (tỉnh Phú thọ), dấu chân khổng lồ là một điểm đến thú vị mà du khách không thể bỏ qua.

Tham khảo


  1. Oản Cô Tâm: https://oancotam.com/bach-hac/
  2. Doanh nghiệp Việt Nam: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ly-ky-truyen-thuyet-ve-dau-chan-khong-lo-ben-bo-song-lo/20200808092957181
  3. Báo Nhân Dân: https://nhandan.vn/du-lich-kham-pha/nuoc-thieng-nga-ba-hac-352385
  4. Báo Phú Thọ: https://phutho.gov.vn/vi/den-tam-giang-chua-dai-bi
  5. Báo Phú Thọ: http://baophutho.vn/van-hoa/201511/linh-thieng-den-tam-giang-130574
4/5 (1 bình chọn)

Hình ảnh

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)