Thần Bạch Hạc

Thần Bạch Hạc

Thông tin cơ bản

Nguồn gốc


Thần Bạch Hạc thực tế là nhân vật lịch sử huyền thoại thời Hùng Vương dựng nước, tên húy là Thổ Lệnh. Ông được tôn phong là thần làng Bạch Hạc – thần sông Bạch Hạc. Ông đã có công cứu hộ, giúp đỡ nhân dân trong cơn đại hồng thủy, hàn lại đê vỡ, làm nước rút toàn bộ trả lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Nhớ công ơn của ngài, nhân dân đã tôn ngài làm thành hoàng hộ mệnh cho cộng đồng dân cư làng xóm tại đây. 

Theo dân gian truyền tụng, vào buổi đầu dựng nước, Lạc Long Quân từ trên núi xuống Nghĩa Lĩnh nhìn về phương Nam thấy hợp lưu của 3 con sông với bãi phù sa mượt mà trù phú. Nơi đây lại có đàn hạc đậu trắng cả một vùng nên gọi là Bạch Hạc – nơi đất lành chim đậu, nơi lan tỏa vượng khí núi sông.

Bao đời nay, người dân tôn thờ thần Thổ Lệnh như thành hoàng luôn bảo hộ cho cuộc sống của người dân được bình an, êm ấm, mưa gió được thuận hòa, mùa màng được tốt tươi. 

Thần tích


Khoảng các năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, Lý Thường Minh làm chức đô hộ đất Phong Châu… xây Đạo Thánh linh quán ở ven sông Bạch Hạc, đặt tượng Tam Thanh ở trong quán để phụng thờ. Lại xây hai ngôi am ở phía trước và phía sau quán, muốn tạc tượng thờ. Canh ba đêm ấy, mộng thấy có hai dị nhân, diện mạo hùng vĩ, phong tư nhàn nhã, đều mang theo quân hầu, trước hò sau hét, …, tranh nhau chiếm am trước… Hai người riêng xưng tên họ, một tên là Thạch Khanh, một tên là Thổ Lệnh. Thường Minh xin đọ tài nghệ, nếu ai thắng sẽ ở am trước. Thạch Khanh ứng tiếng mà chạy, mới tới bờ sông đã thấy Thổ Lệnh ở cạnh sông từ trước rồi. Thổ Lệnh được ở am trước.

Lý Thường Minh cho đắp tượng thờ thần Thổ Lệnh tại Thông Thánh Quán (nay là đền Tam Giang tại phường Bạch Hạc, Việt Trì) và Thạch Khanh được thờ ở đền Chi Cát (nay thuộc phường Tiên Cát, Việt Trì). Cuộc thi nhảy qua sông của hai vị thần đã để lại dấu ấn đến nay, một vết chân trước đền Tam Giang và một gót chân tại Bến Gót (nay thuộc phường Bến Gót, thành phố Việt Trì). Nếu từ đền Tam Giang hay Bến Gót mà “nhảy” qua sông thì chính là vùng đất Viên Châu.

Như đã từng nhiều lần khảo cứu, Thổ Lệnh Tam GiangTrung Thành phổ tế đại vương, được thờ phổ biến ở khu vực Phú Xuyên (Hà Nội), cũng là vị Quan lớn đệ Tam của tín ngưỡng Tứ phủ, thờ chính tại đền Lảnh (Lệnh) ở Duy Tiên, Hà Nam. Thần tích ở Viên Châu chép là “quản trưởng đội thuyền rồng” (Trưởng Lệnh). Còn Thạch Khanh là Quan lớn đệ Ngũ Tuần Tranh của Thoải phủ. Thần tích ở Viên Châu chép là “tả hữu thủy quân tuần sông”.

Thờ tự


Hiện tại Thổ Lệnh thần được thờ tại đền Tam Giang và được sắc phong Vũ phụ Trung dực Uy hiền Vương. Và vết chân thần trong truyền thuyết ở hai bờ Bạch Hạc và Bến Gót đã được lịch sử ghi lại.

Tham khảo


  1. Oản cô Tâm: https://oancotam.com/bach-hac/
  2. Trần Đình Hoành: https://trandinhhoanh.wordpress.com/2010/09/11/linh-nam-chich-quai-truy%E1%BB%87n-th%E1%BA%A7n-uy-hi%E1%BB%83n-b%E1%BA%A1ch-h%E1%BA%A1c/

 

Chấm điểm
Chia sẻ
Thiện Đạo Quốc Mẫu (1)

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)