Miếu Cá Ông (Thành phố Bạc Liêu – Bạc Liêu)

Miếu Cá Ông (Thành phố Bạc Liêu – Bạc Liêu)

Giới thiệu


Bạc Liêu là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long gắn bó với nghề biển quanh năm nên ngư dân luôn tôn kính Cá Ông. Miếu Cá ông được người dân vùng biển xem là nơi cư ngụ của vị thần bảo hộ giúp cho họ vượt qua sóng to, gió lớn, được mùa tôm, cá. Du lịch Bạc Liêu bạn nhớ ghé thăm những ngôi miếu Cá Ông mang đậm tính chất tâm linh, một nét tín ngưỡng phổ biến của dân tộc ta ở các vùng Biển.

Miếu Cá Ông Bạc Liêu cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 5 km, miếu nằm ngay đoạn giao giữa đường Cao Văn Lầu và đường DT31, đoạn đầu đường hướng vào khu du lịch vườn nhãn. Du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng taxi, ô tô cá nhân hoặc xe máy. Miếu tọa lạc tại đường Cao Văn Lầu, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu.

Lịch sử


Miếu Cá Ông đầu tiên được xây dựng ở ngã tư Hiệp Thành (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) vào năm 1903. Nhưng sau đó miếu được gọi là chùa bởi ở đó còn thờ Quan thánh đế quân (Quan Vân Trường) – một vị tướng nhưng được nhân dân Trung Quốc tôn là thần và được xem là thần hộ mạng của đàn ông. Những năm gần đây, chùa còn thờ thêm Phật Bà Quan âm.

Nguyên vào năm 1903, có một con Cá Ông (cá voi) “lụy” tại bờ biển này. Theo tục lệ, người dân đã làm lễ tang, kéo xác cá lên, xẻ thịt đem chôn, còn bộ xương để thờ. Về tín ngưỡng dân gian, ngư dân tin rằng năm nào có Cá Ông “lụy” là năm đó được mùa đánh bắt. Thật ra thì, do biển động nên Cá Ông bị “sốc”, thậm chí chết và trôi dạt vào bờ. Đối với các loài cá nhỏ hơn, tuy còn sống nhưng cũng có xu hướng dạt vào bờ. Nhờ đó, những ghe đánh cá gần bờ đều đánh bắt được nhiều cá hơn. Ban đầu ngôi miếu chỉ bằng tranh lá đơn sơ, sang năm sau (1904), người dân quyên góp tiền xây dựng lại thành ngôi miếu khang trang hơn.

Kiến trúc


Miếu Cá Ông Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1903, đây là ngôi miếu đầu tiên được xây dựng tại địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Miếu Cá Ông còn có tên gọi khác là Phước Hải Cổ Miếu, hoặc dân gian ngày xưa còn gọi là chùa Cá Ông. Miếu được xây dựng theo kiến trúc cổ của Trung Hoa. Nơi đây còn có thờ vị Quan thánh đế quân – Quang Vân Trường, là một vị tướng nhưng được nhân dân Trung Quốc tôn là thần và được xem là thần hộ mạng của đàn ông. Với lịch sử hình thành trên 100 năm, miếu Cá Ông đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được lối kiến trúc cổ Trung Hoa độc đáo.

Vào ngày vía Ông, nơi đây không tổ chức lễ rước trên biển như các địa phương khác, mà chỉ tổ chức lễ cúng như các vị thần dân gian khác. Cũng chính vì lý do này mà đã có nhiều người từ khắp nơi đến chiêm bái Ông chứ không riêng gì những người sống bằng nghề biển. Đây cũng là nguyên nhân để giải thích vì sao, giữa chánh điện có treo một bức hoành phi lớn do người dân khắc để ca tụng Ông đã bảo hộ cho xóm làng được an cư lạc nghiệp. Du khách đến tham quan miếu Cá Ông, ngoài việc chiêm ngưỡng thư pháp được thể hiện bằng chữ Hán khá độc đáo, còn có thể chiêm ngưỡng nhiều bức tranh dân gian sống động khác từ thế giới đại dương như: các binh tôm, tướng cá, hoặc cảnh bồng lai say lúy túy của các vị Bát tiên.

Tham khảo


  • https://www.baobaclieu.vn/van-hoa-nghe-thuat/mieu-ca-ong-9019.html
  • https://phucuongtourist.com/tin-tuc/diem-tham-quan-mieu-ca-ong-bac-lieu/
Chấm điểm
Chia sẻ
1. Miếu Cá Ông ( Nguồn thamhiemmekong.com)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *