Ngày vía Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát (3/6 AL)

Ngày vía Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát (3/6 AL)

Thông tin cơ bản

HỘ PHÁP – MỘT Ý NGHĨA VÀ CÔNG HẠNH CAO SIÊU

Hộ Pháp tiếng Phạn là Pâladharma hoặc Dharmapâla. Pâla dịch là: Hộ, Dharma dịch là: Pháp. Hộ Pháp Có nghĩa là:
Hộ: Giúp đở, che chở, giữ gìn.
Pháp: Chân lý và lời dạy của Phật.
 
Hộ Pháp tức là thường tinh tấn thực hành lời Phật dạy, hộ trì Chánh Pháp mà mình đã đảnh lễ thọ trì, và làm cho Chánh Pháp thường còn mãi ở thế gian.
Hộ Pháp thường có nghĩa: Dùng các phương tiện tùy theo sức mình mà ủng hộ nền Chánh Pháp của Phật và cung cấp che chở cho chư Tăng bậc chúng Trung Tôn đại diện cho Phật hoằng dương giáo Pháp. Được như vậy Chánh Pháp dễ bề truyền bá lưu thông trong nhân gian và chúng sanh sẽ thường được an lạc.
Trong Niết Bàn Kinh, đức Phật Thích Ca Mâu Ni kể lại một kiếp tiền thân của Ngài cho vị đại đệ tử là Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp:
“Trong quá khứ khi Ta là vị Vua tên Hữu Đức, để hộ trì Chánh Pháp, Ta đã chiến đấu với những kẻ muốn hủy hoại Chánh Pháp, và đã thiệt mạng. Sau khi chết, Ta được sanh về cõi nước của Phật A-Súc và trở thành người đệ tử thượng thủ của Đức Phật đó.”
 
Và Ngài phán rằng:
“Này Ca Diếp! Những người hộ trì Chánh Pháp được báo thân công đức vô lượng như thế. Do nhân duyên hộ trì Chánh Pháp không tiếc thân mạng này, mà nay Ta được tướng hảo trang nghiêm và thành tựu được Pháp thân kim cang bất hoại.” (Kinh Đại Bát Niết Bàn)
Những bậc tu trì muốn mau thành Phật, đều phải tu phép Hộ pháp: thực hành lời Phật dạy, thuyết giới, thuyết pháp, trì giới, thọ giới, trì tụng kinh chú, biên chép ấn tống kinh điển, v.v… khiến cho Phật Pháp trường tồn tại thế gian, lợi lạc chúng sanh.
Chư Phật Thế Tôn hiện trụ thế hoặc đã nhập Niết-Bàn, như các vị Phật: A Di Đà, Thích Ca Văn, và Đa Bảo, cho đến mười phương chư Phật đều luôn hộ pháp, thường gia hộ, và hộ niệm cho các thiện nam tín nữ thọ trì Phật Pháp.
 
Các bậc đại Bồ Tát đều phát nguyện hộ pháp, như Ngài: Địa Tạng, Quán Thế Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, Chuẩn Đề, Kim Cang Đại Lực Sĩ, hằng hà sa số các vị Bồ Tát tùng địa võng xuất, v.v.. và v.v…
Lại có những vị Thiên Vương, Thần Vương, và Long Vương đã có thệ nguyện trước sự chứng minh của chư Phật mà hộ trợ Tam Bảo, những vị này được gọi là Hộ Pháp Thần, như Tứ Thiên Vương, Kim Cang Bát Bộ, Kiên Lao Địa Thần, cho đến Thần A-Tu-La, Dược Xoa, và quỷ Tử Mẫu La-Sát, v.v…
 
Hộ Pháp lại là tên của một vị Thánh Tăng đã mang tên này, đó là Ngài Đàm-Ma-Ba-La dịch âm từ Dharmapâla. Đây là một vị Tăng hồi thế kỷ thứ sáu ở Thiên Trước. Ngài đã soạn ra bộ “Thành Duy Thức Luận”. Ngài tịch năm 560. Ngài Hộ Pháp truyền đạo cho Giới Hiền: Silabhadra là Luận sư nổi tiếng tại chùa Na-Lan-Đà. Và Ngài Giới Hiền truyền đạo cho Huyền Trang, nhà cao tăng Trung Quốc viếng Thiên Trước hồi thế kỷ thứ bảy.
Ngài Hộ Pháp tịch năm 32 tuổi tại chùa Đại Bồ-Đề nước Ma Kiệt Đà. Hôm Ngài lâm chung, trên không có tiếng vang lên rằng: “Đó là một đức Phật trong một ngàn Đức Phật ở Hiền Kiếp nầy”…
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát
Thích Tuệ Uy
Chấm điểm
Chia sẻ
Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát

Nội dung chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)