Chùa Đồng Giới (An Dương, Hải Phòng)

Chùa Đồng Giới (An Dương, Hải Phòng)

Thông tin cơ bản

Giới thiệu chung


Chùa Đồng Giới thuộc huyện An Dương, Hải Phòng, chùa xây dựng vào thế kỳ XIII cuối thời Lý, đầu thời Trần, nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng 10km về phía Tây.

Chùa Đồng Giới được xây dựng theo hướng Tây Nam trên một mảnh đất hình chữ nhật. Chùa được xây dựng theo “Nội công ngoại quốc”. Với hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ Quốc. Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch, cùng với  nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như  tháp và cổng chùa.

Kiến trúc tổng quan


Cổng chùa Đồng Giới được xây dựng bằng xi măng, bao gồm bốn cột vuông với ba tầng mái cong chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, cao và nhỏ dần theo từng tầng mái. Phía dưới chỉ một vòm cổng dẫn sâu vào chùa bằng một lối đi.Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Nhà bái đường được xây dựng trước cửa thượng điện. Qua nhà bái đường là thượng điện. Giữa bái đường thượng điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà thượng điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam. Nhà giải vũ là hai dãy nhà chạy song song ở hai bên nhà chính điện, theo hai lối hành lang này có thể đi tiếp vào hậu đường.Nơi đây được bày các tượng thập nhị diêm vương, mỗi bên năm tượng.

Trong tòa tam bảo có: Bốn hàng cột, với hai hàng cột cái và hai hàng cột quân. Cột cái là cột chính của nhà đặt ở hai đầu nhịp chính tạo chiều sâu cho gian giữa. Nối hai cột cái là câu đầu. Cột quân hay cột con: cột phụ ngắn hơn cột cái, nằm ở đầu nhịp phụ hai bên nhịp chính. Khác biệt chiều cao của cột cái và cột con tạo ra độ dốc của mái nhà. Xà nách nối cột con với cột cái. Ở mỗi đầu cột, đều có liên kết mộng với các xà dọc, xà ngang…, chân cột cũng liên kế với các xà ngưỡng. Toàn bộ hệ chịu lực được kết dính với nhau bằng liên kết mộng, không cần sự hỗ trợ của keo dán hay kim loại. Các mối liên kết ngang dọc giữa cột và xà tạo nên một kết cấu hình hộp vững chắc. Các cột được đặt trực tiếp lên bệ đá mà không có chất kết dính.

Di vật


Hiện nay, chùa còn lưu giữa rất nhiều tượng phật cổ, tại tòa Tam Bảo còn lưu giữ được tượng Hộ Pháp, Đức Chúa Ông, Đức Thánh Hiền, Địa Tạng Vương, đặc biệt tại Thượng điện còn lưu giữa được tương đối đầy đủ hệ thống tượng phật gồm trên cùng là ba pho Tam Thế Phật, tiếp đến là bộ tượng Di Đà Tam Tôn (gồm tượng Phật A-di-đà, Đại Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát), bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh (gồm tượng Phật Thích Ca, Ca Diếp, A Nan Đà), bộ Ngọc Hàng, Nam Tào, bộ tòa Thích ca cửu long, tượng Phạm Thiên, Đế Thích và tượng cuối cùng tượng Nhập niết bàn.

Nơi đây, ngày nay trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương, khu du lịch văn hóa tâm linh thu hút người dân ở nhiều nơi trong và ngoài thành phố về thăm quan, vãn cảnh. Đặc biệt, vào những ngày lễ,  chùa càng đông vui, tấp nập khách đến tham quan.

Kho mộc bản Kinh Phật tại chùa


 Thượng tọa Thích Nguyên Bình bên tủ bảo quản ván kinh

Nơi đây còn lưu giữ được nhiều kinh sách cổ, nhiều bản khắc ván in kinh cùng nhiều tượng Phật cổ. Theo thống kê sơ bộ, chùa có khoảng gần 2.000 ván khắc in của nhiều bộ kinh.

Trụ trì Thượng tọa Thích Nguyên Bình cho biết: Chùa Đồng Giới được xây dựng theo hướng Tây Nam trên một mảnh đất hình chữ nhật. Chùa được xây dựng theo “Nội công ngoại quốc”. Với hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh. Trong quá trình hình thành và phát triển, chùa đã được xây dựng thêm một số ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã viên tịch, cùng với nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác như tháp và cổng tam quan chùa.

Về di vật xưa, trong chùa còn có cây Thiên đài thạch trụ, hệ thống tượng Phật, hệ thống hoành phi câu đối Hán Nôm, biển ngạch bằng gỗ, tủ kinh sách đã được in cùng khoảng 2.000 ván khắc kinh Phật đang được bảo quản tại đây.

Khắc ván in kinh Phật là một phần không thể thiếu của nhiều chùa ở nước ta dưới thời phong kiến. Việc khắc ván in kinh là công việc thường xuyên của chùa nhằm nhân bản các bộ kinh để cho tăng chúng và phật tử có tài liệu tụng niệm, học tập mỗi ngày. Do đó, thường thì những chùa có tiếng, có kinh phí thường cho khắc ván những bộ kinh của chốn tổ sơn môn, hoặc những bộ kinh nổi tiếng như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Liên Hoa, Sa Di… Bởi vậy mà hệ thống kinh sách của các chùa ở nước ta đa dạng và phong phú. Nhiều ngôi chùa còn lưu giữ được hàng ngàn ván in kinh là một trong những di vật quan trọng có giá trị về lịch sử của chùa nói riêng và của Phật giáo nước nhà nói chung.

Kinh sách đã được in ra giấy dó đóng thành quyển

Thượng tọa Thích Nguyên Bình cho biết, bộ ván hiện đang bảo quản tại chùa gồm nhiều bộ kinh, gồm có Tứ Phần Luật kinh; Hiền ngu Nhân Quả kinh…, đây là những ván được chế tác từ gỗ thị và được các nghệ nhân xưa dùng để in kinh.

Về mặt giá trị của bộ ván khắc, đã khẳng định chùa có truyền thống in khắc kinh nổi tiếng một vùng. Mặc dù ván khắc được bảo quản trong tủ gỗ nhưng trải qua thời gian bảo quản không đúng phương pháp nên đã có nhiều tấm bị mối xông gây hư hỏng, hơn nữa nhiều tấm vẫn còn để chồng lấn lên nhau dễ làm sứt nét chữ. Vì vậy, trong thời gian sắp tới nhà chùa có kế hoạch chỉnh lý và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, nhằm kéo dài tuổi thọ cho tài liệu.

Với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị của các bộ ván in kinh cũng như tri ân công lao của các bậc tiền nhân đã khổ công khắc ván in kinh, trong thời gian tới nhà chùa sẽ chỉnh lý và bảo quản khoa học các ván in còn lại nhằm kéo dài tuổi thọ cho bộ ván kinh này. Bên cạnh đó Thượng tọa Thích Nguyên Bình mong muốn in dập lại một bộ để nghiên cứu và khai thác giá trị nội dung của bộ kinh này. Đó cũng là cách để tri ân với các bậc tiền nhân đã bao năm gìn giữ để lại cho con cháu đời sau. 

Tham khảo

  • https://cuulongtravel.com.vn/danh-thang/chua-dong-gioi/
  • Nguyễn Huy Khuyến, http://baovanhoa.vn/van-hoa/di-san/artmid/488/articleid/53943/kho-moc-ban-kinh-phat-tai160160chua-dong-gioi-hai-phong-can-duoc-nghien-cuu-va-phat-huy-gia-tri

Ảnh minh họa: Ekip Chốn Thiêng

Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)