Tên gọi và vị trí địa lý
Chùa Long Tiên tọa lạc tại dưới chân núi Bài Thơ nổi tiếng thuộc địa phận phố Long Tiên, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông.
Lịch sử
Chùa Long Tiên chính thức hoàn thành vào ngày 11/06/1941 (đầu thế kỷ XX) khi đất nước đang trong thời kì chống Pháp. Trước khi xây dựng chùa dưới chân núi Bài Thơ đã có am Thiên Thạch Động hay am Thiền Long Tiên, bên phải là am Chín Cô, bên trái là đền thờ Trần triều. Chùa Long Tiên hiện đang thờ Phật, các danh tướng nhà Trần và các điện Mẫu dân gian. Chùa được tu sửa, mở rộng vào năm 2008.
Kiến trúc cảnh quan
Chùa Long Tiên xây theo kiểu chữ nhị (二), kiểu chồng diêm hai tầng tám mái có các đầu đao vút lên mềm mại. Hệ thống vì kèo cột gỗ kiểu giá chiêng chồng rường tứ hàng chân. Đặc biệt, các họa tiết hoa văn trong chùa thể hiện rõ đặc trưng phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Qua gần 8 thập kỷ xây dựng và trùng tu, một số hạng mục cổ của chùa như cổng Tam quan vẫn được giữ nguyên kiến trúc. Ngày nay, các công trình hạng mục tại chùa từ ngoài vào trong bao gồm:
Tam quan
Cổng Tam quan của chùa Long Tiên độc đáo với dạng chồng diêm 3 tầng theo kiểu hình chóp. Trên tầng cao nhất được tôn trí một pho tượng Phật A Di Đà với tư thế ngồi, phía dưới là gác chuông có treo một quả chuông đồng. Tầng thấp nhất là lối ra vào được đắp hai pho tượng Ông Thiện và Ông Ác đứng hai bên. Cổng chùa nổi bật với dòng chữ “Long Tiên Tự” ở chính giữa được viết bằng chữ Hán cùng hai câu đối:
Nhật tà tháp ảnh hoành tây điện
Sơn tượng chung thành đáo khách thuyền
(Bóng tháp trong chiều tà nằm ngang điện
Chuông chùa nơi đỉnh núi vẳng nơi thuyền khách)
Với kết cấu này khiến Tam quan mang dáng dấp của một nghi môn nhiều hơn. Tuy nhiên, việc chia ba tầng như trên đã nói lên một đặc tính của ngôi chùa này là đã chú ý đến Tịnh Độ Tông, gắn với “Tam phẩm vãng xanh” của thế giới Tây Phương cực lạc, nơi A Di Đà Phật đứng chủ. Qua hình thức lẫn cách trang trí cho thấy, yếu tố Thần và Phật của chùa có sự đan xen lẫn nhau mà không phân định như ở nhiều ngôi chùa khác.
Sân chùa
Sân chùa gồm có sân trên và sân dưới.
Tới khoảng sân dưới, nổi bật là bức tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát tay cầm bình nước cam lồ trong tư thế phổ độ chúng sinh. Từ đây đi theo lối đi lên sân trên sẽ tới nơi Phật tử dâng hương bái Phật. Ở sân trên chùa có bức tranh miêu tả về ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca.
Chính điện
Chùa chính được xây dựng hình chữ Đinh gồm Bái đường (chùa hộ), thượng điện (bàn thờ các chư Phật). Đây là nơi đặt nhiều tượng thờ.
Chùa chính được dựng theo kiểu 5 gian 2 chái, kết cấu hai tầng tám mái có các đầu đao vút cong mềm mại, được lợp theo kiểu ngói âm dương, loại ngói phổ biến trong những kiến trúc ở vùng Quảng Ninh. Ở chính điện thờ Phật. Bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.
Tòa chính điện ở vị trí cao nhất tựa vào lưng núi, bên trong bài trí nhiều tượng Phật. Cao nhất là tượng Di Đà Tam Tôn. Vị trí thứ hai là Phật A Di Đà tạo thiền thuyết pháp trên đài sen. Vị trí thứ ba là Phật Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay, hai bên có Thiện Tài và Long Nữ đứng hầu. Vị trí thứ tư là Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trời giúp Phật hành pháp, hai bên có Nam Tào – Bắc Đẩu phù trợ, bộ tượng này mang mục đích giáo hóa chúng sinh, tránh ác làm thiện. Trước mặt của tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế là tượng Cửu Long (hay Thích Ca Sơ Sinh). Hai bên tường, đối diện nhau là hai bàn thờ chính của Thập điện Diêm Vương, các tượng này được làm bằng đất luyện, đầu đội mũ Bình Thiên, tay cầm hốt với các dạng phục trang khác nhau, vừa truyền thống vừa có ảnh hưởng của Phương Bắc. Ở tòa trong còn xây hai am thờ, một bên là Đức Ông và một bên là Thánh Tăng. Đây là hai pho tượng khá đẹp của ngôi chùa này. Bên cạnh đó còn có bộ tượng Hộ Pháp và đồ tế khí.
Ngoài ra, chùa còn có nhà Tổ (nơi thờ Trúc Lâm Tam Tổ, các vị La Hán) và nhà khách.
Xếp hạng
Chùa Long Tiên được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch) xếp hạng là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 1140/QĐ ngày 31/8/1992.
Tham khảo
- http://dsvh.gov.vn/Upload/files/Tap%20chi%20DSVH/So%208/0816_Den%20Tran%20Quoc%20Nghien%20va%20chua%20Long%20Tien.pdf
- https://www.wyndhamhalong.com/vn/blog/linh-thien-chua-long-tien-noi-chan-nui-bai-tho.html
- https://halongbay.com.vn/chua-long-tien-tt2840.html
_____________________
Các ngôn ngữ khác
Tiếng Anh (English)
Long Tien Pagoda is located in Long Tien town, Bach Dang ward, Ha Long city, Quang Ninh province, situated at the foot of the famous Bai Tho mountain and belongs to the Northern Buddhist sect. Completed on June 11, 1941, during the period of anti-French resistance in Vietnam, Long Tien Pagoda was built on the site of Thiên Thạch Động and Thiền Long Tien hermitages, alongside the Nine Maidens temple of the Tran dynasty. Today, Long Tien Pagoda venerates Buddha, Tran dynasty generals, and folk goddesses, having undergone renovations and expansions in 2008.
The architecture of Long Tien Pagoda follows a bilateral character style, featuring two-tiered octagonal roofs with softly curved eaves, supported by a system of stacked rafter columns. The floral motifs within the pagoda reflect the distinctive artistry of the Nguyen era. Over nearly eight decades of restoration, ancient elements such as the Three Gate entrance have been preserved, notably the three-tiered gate adorned with a statue of Amitabha Buddha and a bronze bell tower.
The temple grounds consist of upper and lower courtyards, housing a statue of Bodhisattva Quan Yin holding a jug of holy water in the lower courtyard, and a painting depicting the birth of Buddha Sakyamuni in the upper courtyard. The main hall of the pagoda is where Buddha and the Tran dynasty generals are worshiped, along with the Holy Mother Trinity shrine. The main hall’s architecture is structured in a Dinh-shaped design, with two-tiered octagonal roofs featuring curved sword-shaped edges, and is roofed in yin-yang tiles common to the Quang Ninh region. Particularly notable are the statues of Amitabha Buddha, Buddha Amitabha, and Bodhisattva Quan Yin with a thousand eyes and a thousand hands, alongside the altars of the Ten Halls of Diem Vuong and the hermitage of Duc Ong – Holy Saints.
Tiếng Trung (Chinese)
龙天寺位于广宁省下龙天市区的白藤区,脚下是著名的白藤山,属于北宗派系。寺庙建成于1941年6月11日,在抗法时期,建立在天石洞和龙天禅院的基础上,还有九姑庙和陈朝的神庙。如今,龙天寺供奉佛祖、陈朝的名将和民间妈祖庙宇,在2008年进行了修缮和扩建。
龙天寺的建筑采用复兴风格,两层八角屋顶和柔软的弯刀头,使用了木结构的斗栱瓦穿梁式叠墙。寺庙内的花纹图案展现了阮朝艺术的独特特征。经过近80年的修复,像三门殿这样的古老构件仍保持着原始建筑风貌,尤其是三层尖顶门,装饰着阿弥陀佛像和铜钟楼。
寺庙的庭院包括上下两个庭院,下院有观音菩萨像,上院有释迦牟尼佛的出生画像。寺庙的正殿是供奉佛祖和陈朝将领的地方,还有三府圣母庙。主殿的建筑采用“丁”字形式,两层八角屋顶,弯刀头,覆盖着广宁地区常见的阴阳瓦。特别是阿弥陀三尊像、阿弥陀佛和千手千眼观音菩萨是龙天寺的亮点,还有十殿阎罗殿和尊敬的僧人-圣僧的神龛。
Tiếng Pháp (French)
Le temple Long Tien est situé à Long Tien, quartier de Bach Dang, ville de Ha Long, province de Quang Ninh, au pied de la célèbre montagne Bai Tho, appartenant à la secte bouddhiste du Nord. Terminé le 11 juin 1941, pendant la période de résistance contre la France, le temple Long Tien a été construit sur les sites des ermitages Thiên Thạch Động et Thiền Long Tien, ainsi que du temple des Neuf Demoiselles de la dynastie des Tran. Aujourd’hui, le temple Long Tien vénère Bouddha, les généraux de la dynastie Tran et les divinités populaires, ayant été rénové et agrandi en 2008.
L’architecture du temple Long Tien suit le style caractéristique à double étage, avec des toits octogonaux à bords courbés doux, soutenus par un système de colonnes de poutres superposées. Les motifs floraux à l’intérieur du temple reflètent l’art distinctif de l’époque Nguyen. Après près de huit décennies de restauration, des éléments anciens tels que les portes des Trois Entrées ont été préservés, notamment la porte à trois niveaux en forme de flèche décorée d’une statue du Bouddha Amitabha et d’un clocher en bronze.
Les terrains du temple comprennent des cours supérieures et inférieures, abritant une statue de Bodhisattva Quan Yin tenant un pot d’eau sacrée dans la cour inférieure, et une peinture représentant la naissance de Bouddha Sakyamuni dans la cour supérieure. La salle principale du temple est l’endroit où Bouddha et les généraux de la dynastie Tran sont vénérés, ainsi que le sanctuaire de la Sainte Trinité de la Mère. L’architecture principale de la salle est de forme Dinh, avec des toits octogonaux à deux étages avec des bords en forme de cimeterre, et est couverte de tuiles yin-yang courantes dans la région de Quang Ninh. Les statues du Bouddha Amitabha, du Bouddha Amitabha et de Bodhisattva Quan Yin aux mille yeux et aux mille mains sont particulièrement remarquables au temple Long Tien, ainsi que les autels des Dix Salles de Diem Vuong et de l’ermitage de Duc Ong – Saints Saints.