Giới thiệu
Chùa Từ Ân tọa lạc trên một vùng đất rộng khoảng 6 sào Trung Bộ (3.000 m2), nằm bên bờ Bắc sông Hương, cách ngôi quốc tự Thiên Mụ khoảng 400 mét về hướng Đông. Địa chỉ số 108 Nguyễn Phúc Nguyên, Hương Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính diện chùa xây về hướng Nam. Ba hướng Đông, Tây và Bắc tiếp cận chùa là vườn nhà của cư dân. Nhờ Nằm ở độ cao gần 1 mét so với mặt đường và nhờ con đường Tỉnh lộ, đoạn từ cầu Bạch Hổ lên đến chùa Thiên Mụ được mở rộng thênh thang, chạy song song với sông Hương êm đềm chảy ngang trước mặt, đã tạo cho vị trí chùa có một không gian yên bình, thoáng đãng.
Lịch sử
Về sự tích chùa lấy tên Thiên Ấn là do chùa được xây theo hướng Đông Nam, lấy đồi Long Thọ làm tiền án, sông Hương làm minh đường; nói cách khác là tọa Càn hướng Tốn. Long Thọ là cổng trời, dưới thời vua Minh Mạng có dựng đình Bát giác.
Vào cuối thế kỷ XV, ấp Xuân Hòa dưới thời Lê Thánh Tông đã trở thành thôn của xã Hà Khê, là tiền thân của làng văn hóa Xuân Hòa ngày nay. Làng này có ngôi chùa cổ tự Từ Ân đã nghiễm nhiên đi vào quốc sử bằng những dấu ấn lung linh gắn liền với những biến cố éo le và nghiệt ngã của lịch sử dân tộc, vào giữa thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Tên gọi Từ Ân có nhiều nghĩa khó quên. Ngoài ý nghĩa thậm thâm vi diệu của thuật ngữ Phật học này, tên chùa còn biểu hiện vẻ thanh thoát, xuất phát từ căn nguyên của hai câu thơ ca ngợi cảnh đẹp vườn Thường Mậu, vườn ngự uyển liên quan đến sự tích của việc cày ruộng Tịch Điền (ở phường Tây Lộc), cảnh đẹp thứ 8 trong 20 thắng tích. Vua Thiệu Trị đa tài, nhà vua là nhà thơ nổi tiếng đương thời vừa là nhà thiết kế đô thị tài ba, đã từng quán chiếu về chuyện thực tồn, để sáng tạo hai câu kết của bài “Thường Mậu quan canh” như sau:
ẤU TRI GIÁ SẮC GIAN NAN SỰ
HUẤN DỊCH TỪ ÂN PHÚC ĐẢO TỀ(3)
Tạm dịch:
Ấu thơ một thuở trông cày cấy
Thấm đẫm TỪ ÂN rạng núi sông
Kiến trúc
Chùa Từ Ân tuy không được rộng rãi, nhưng nhờ nằm ở vị trí cao ráo. Một Vị trí như đã được thiên nhiên ưu đãi để xây dựng chùa, nên cảnh trí chùa Từ Ân có một sắc thái hài hòa, trong sáng, mang đậm hương vị của chốn Thiền môn.
Trước mặt chùa là một cổng tam quan mang dáng dấp của lối kiến trúc tam quan các phủ đệ dưới vương triều nhà Nguyễn. Cổng tam quan này được kiến tạo trong lần trùng tu chùa vào năm Mậu Thân, 1848.
Cửa vào tam quan, trước năm Mậu Thân, 1968, có hình cung cả bên ngoài lẫn bên trong, bên trên cũng cấu tạo thành vòm cung, nên trông rất mềm mại. Trong lần trùng tu chùa vào năm Mậu Thân,1968, vì điều kiện khó khăn lúc bấy giờ, nên Hòa thượng trụ trì đã cho sửa chữa các cửa lại bằng hình cung như thời đầu xây dựng, nên đường nét cổ kính của cổng tam quan đã có hơn 150 tuổi này, rất hoàn chỉnh về mặt kiến trúc.
Theo chiều rộng cửa giữa là tầng lầu được xây lộng bên trên để thờ tượng Hộ pháp. Phía ngoài, ở trên có khắc tấm biển bằng tiếng Việt “Chùa Từ Ân”. Hai bên có câu đối:
– Hương Biến Vô Trần Địa (bên phải, ngoài nhìn vào)
– Đằng Khai Bất Dạ Thành.
Mặt trước cửa vào tam quan có câu đối (câu chính giữa)
– Từ Phiệt Quá Tiền Xuyên Bạng Đáp Tùy Nha.
– Ân Ba Cực Đại Địa Thưởng Nguyệt Lâm Phong.
– Xa Mã Vãng Hoàn Tiền Trần Phi Nhiễm Tịnh (câu hai bên)
– Sơn Hà Tú Lệ Đại Khối Tổng Văn Chương. (bên trái, ngoài nhìn vào)
Bên Trong, tầng trên cũng có câu đối giống câu ở ngoài.
Ở Dưới là bốn câu được lấy từ bài “Tứ Hoằng Thệ Nguyện”
Cổng vào chùa, nằm về hướng Đông chính điện (Đặc biệt là cửa ở tam quan chùa luôn luôn đóng, chỉ đi lại bằng cửa phía Đông này). Sân chùa có độ cao hơn mặt đường gần 1 mét, được đúc bằng xi măng sạch sẽ, lại nằm dưới những tán lá xanh tươi của nhiêu cây cổ thụ hằng trăm năm tuổi, nên đã tạo cho cảnh trí chùa Từ Ân một không gian thông thoáng, mát mẻ.
Chùa được kiến trúc theo mô hình chữ “Khẩu”. Chính điện chùa là một ngôi nhà rường ba gian. Cột kèo chạm trổ nhiều hoa văn theo phong cách xây dựng tiền đường, như nhiều ngôi chùa khác ở Thừa Thiên Huế.
Nằm phía trái chính điện là nhà khách, tiếp đến là một nhà “vỏ của”. Phía sau nhà hậu Tổ, là ngôi nhà mới được Hòa thượng trụ trì Thích Trí Quảng cho tôn tạo lại vào năm Bính Thìn, 1979. Tiếp theo ngôi nhà này là Tăng xá và nhà trù.
Cách thờ tự trong chùa
Phần trước là chính điện thờ Phật, phần sau, ở giữa là bàn thờ chư vị trụ trì viên tịch, hai bên là bàn thờ hương lịch Phật tử quá cố. Phần trước, gian chính giữa, ở trên cao treo tấm biển “Sắc tứ Từ Ân Tự”.
Án trên cao thờ ba pho tượng: Đức Phật A Di Đà (chính giữa), tả hữu là tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Án dưới thờ tượng Bổn sư, hai bên tả hữu là tượng ngài A Nan và ngài Ca Diếp.
Gian bên trái thờ tượng ngài Địa Tạng Bồ tát (ngoài nhìn vào)
Gian bên phải thờ tượng ngài Quán Thế Âm Bồ tát.
Phần trước chính điện (bên phải) là bàn thờ tượng ngài Hộ Pháp, sau lưng là tượng ngài Hộ Pháp là nơi để Trống lớn (Đại cổ). Đối diện là nơi treo quả Đại hồng chung, đúc năm Giáp Thìn, 1844.
Phần sau nhà hậu Tổ, chính giữa, trên cao thờ Long vị ngài Tiên An Khánh Tường. Trước mặt, nhưng thấp hơn Long vị ngài Tiên An là Long vị của ngài Hải Thuận Lương Duyên (trong lồng kính). Bên trái Long vị ngài Tiên an là Chân dung Và long vị của Hòa thượng trụ trì Không Tâm – Trí Quảng.
Phía sau nhà hậu Tổ là ngôi nhà được xây dựng vào năm Bính Thìn, 1976. Bên trong, trên cao có treo tấm biển sơn son thiếp vàng: “Sắc Từ Từ Ân Tự”. Dưới tấm biển “Sắc tứ” là bàn thờ Linh Vị Chương Hoàng hậu, người đã truyền lệnh trùng hưng của chùa Thiên Ấn vào năm đầu niên hiệu Tự Đức, Mậu Thân,1848.
Tham khảo
- https://thuvienhoasen.org/a36162/chua-tu-an-hay-ngoi-co-tu-thien-an-
- http://www.khuongviettu.com/ten-goi-chua-tu-an-xua-nay/