Lịch sử tòa Cửu phẩm liên hoa
Chùa Bút Tháp tên chữ là Ninh Phúc Thiền tự, nay ở xã Đình Tổ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đây là một trong những ngôi chùa cổ mà kiến trúc mỹ thuật và lịch sử tông giáo hòa nhập trong không gian thiên nhiên và tâm linh đất Kinh Bắc. Với một tổng thể hài hòa bởi các tòa nhà được kết hợp giữa gỗ và đá tạo cho chùa Ninh Phúc một vẻ đẹp vừa hoành tráng cá biệt vừa giản dị mà trang nghiêm và nổi trội lên trong toàn cục đó là tòa nhà Cửu phẩm liên hoa. Nhưng xung quanh “cối xay gạo” (tòa Cửu phẩm liên hoa) này còn nhiều điều cần bàn tới về lịch sử và kiến trúc. Trên cơ sở nghiên cứu văn bản Hán Nôm chúng tôi từng bước làm rõ lịch sử hình thành của tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp.
Theo Bắc Ninh phong thổ tạp kí được viết dưới thời Nguyễn thì chùa Ninh Phúc từng được tổ thứ 3 phái Trúc Lâm Yên Tử là Huyền Quang đến thăm và cho dựng tòa Cửu phẩm liên hoa. Nhưng toàn bộ kiến trúc, mỹ thuật, niên đại và tôn giáo cho các thức giả nhận đoán chùa được dựng vào thế kỷ XVII, tức là chùa được xây dựng vào giai đoạn tổ Chuyết Chuyết sang lánh nạn ở nước Nam và được vua Lê chúa Trịnh cùng hoàng thân quốc thích sùng tín mà tòa Cửu phẩm liên hoa cũng được xây dựng trong các đợt tu tạo.
Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật lịch sử thì tòa Cửu phẩm liên hoa dựng năm 1691, dựa trên cơ sở niên đại bia Tích Thiện am trong tòa nhà mà nhận định.
Văn bia Tích Thiện am:
Dịch nghĩa:
Bài minh rằng:
Trời sinh định vị,
Đất nuôi nên hình.
Năm rồng là Bính,
Tháng hổ là Canh.
Ngày giờ cùng Tuất,
Tính Phật nở sinh.
Hai nghi che chở,
Nuôi nấng trưởng thành.
Sư phụ Hà Đăng,
Bẩm tính thông minh.
Lòng thường mộ đạo,
Niệm Phật tụng kinh.
Thiêu hương cầu thánh,
Gặp buổi thăng bình.
Sống và mồ mả,
Đều được an ninh.
Lưu truyền muôn mãi,
Phúc lộc rạng danh.
Tòa Cửu phẩm Liên Hoa (9 tầng)
Trong Tích Thiện am ở gian giữa đặt Cối Kinh “Cửu phẩm Liên Hoa”, được cho là đẹp nhất Việt Nam. Cối Kinh bằng gỗ, sơn son thếp vàng, hình bát giác cao 7,8m xếp 9 tầng theo kiểu tòa sen. Ngăn cách giữa các tầng là một gờ chạm cánh sen nở xòe ra bốn cánh. Cánh sen đầu nhọn, khối nổi phồng,thân hơi nhẵn.
Chín tầng gồm:
Tầng thứ nhất
Ở tầng này trừ một hoạt cảnh có hình ảnh con người thì mặt còn lại là những phù điêu thể hiện cảnh vật của thế giới Cực lạc:
Cảnh một: Có phụ để chữ Hán Điểu thụ diễn pháp là cảnh 5 người (gồm 2 nhà sư, 3 người đội mũ cánh chuồn kiểu Nho sinh) 4 người chắp tay, còn 1 người dấu tay vào áo thụng phong thái nhàn nhã ung dung nhìn lên cành cây như nghe tiếng chim trên cành. (có bốn con chim đậu trên cành với những vẻ sinh động khác nhau).
Cảnh hai: có phụ đề chữ Hán thất trùng hàng thụ, cảnh bảy hàng cây báu ở cõi cực lạc, với bố cục một cây ở chính giữa phía trên, 6 cây khác xếp sóng đôi xuống dưới.
Cảnh ba: có phụ đề chữ Hán Hoa tạng thế giới. Là một bức chạm một đóa hoa sen lớn, có hai lớp cánh ngược xuôi nở ra. Trên nhụy của đóa sen này là một đóa sen khác nhỏ hơn cũng có hai lớp cánh được nở trồi lên trên mặt văn sóng nước. Từ nhụy của đóa sen này là cõi Sa bà thế giới được chia nhiều tầng ngang theo hình thót về phía dưới, tạo thành tất cả 20 lớp. Ở chính giữa tầng thứ 8 từ trên xuống dưới của hình đồ này có ghi hàng chữ trên. Trên cùng là tên của bức chạm Hoa tạng thế giới. Phía dưới cuống hoa là hai chữ
Phong luân có nghĩa là ngọn gió làm xoay bánh xe pháp luân. Đây là cõi Tịnh Độ của Phật Tỳ lư xá na hay còn gọi là Phật Đại Nhật, chân thân của Như Lai. Hoa tạng thế giới cũng là hình ảnh tượng trưng của thế giới Hoa Nghiêm.
Cảnh bốn: có phụ đề chữ Hán Thất bảo liên trì là cảnh ao sen báu ở thế’ giới Cực lạc, gồm 9 bông sen nở trong hồ nước. Nước ở thế giới Cực lạc là thứ nước không nhiễm trọc và được tạo ra từ 7 thứ báu, nên gọi là ao Thất bảo. Thứ nước này không sinh cũng không mất. Nó là kết quả của sự tinh tiến trong tinh thần của con người. Cảnh giới này cũng giống như cảnh giới Thất trùng hàng thụ nói ở trên. Các cây ở Tịnh Độ không phải cây bình thường mà được tạo từ bảy báu, những thứ mà ở cõi Sa bà không thể nào có được, còn ở thế giới Cực lạc lại la liệt.
Cảnh năm: Có phụ đề chữ Hán Thất Trùng La Võng tức 7 chiếc lọng báu: Đây là hình ảnh bảy chiếc lọng bằng hoa sen báu của nhà Phật được xếp thành một hàng 7 cái với những dây mây, sen xoắn kết lại với nhau.
Cảnh sáu: Có phụ đề chữ Hán Thượng hữu lâu các nghĩa là trên có lâu đài: là hình ảnh một lâu đài nguy nga tráng lệ cao ba tầng, mỗi tầng có một hàng cột. Phía trên cùng là ba cụm mây xoắn hình dấu? đang bay lên.
Cảnh bảy và tám: Ở cả hai mặt này có bảy hàng lan can chồng lên nhau. Các hàng lan can này được tạo bởi những khung hình chữ nhật được lồng vào nhau, lõm dần vào giữa.
Đây là bảy lớp lan can báu được nhắc đến trong kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ. Mặc dù mất chữ tiêu đề nhưng theo hình vẽ rất có thể phụ đề’ chữ Hán cảnh này là Thất trùng lan thuẫn.
Như vậy, tầng thứ nhất miêu tả cảnh thế giới Cực lạc Tịnh Độ theo kinh A Di Đà.
Tầng thứ hai
Cảnh một: Có phụ đề chữ Hán: Âm ty thế giới là cảnh Địa ngục với Diêm vương, Phán quan, Quỷ đầu trâu và các loại quỷ khác cùng chúng sinh đang có tội bị hành hình.
Cảnh hai: Có phụ đề chữ Hán Kim địa lạc hoa, tức hoa rơi trên đất vàng nói về hai nhà sư và hai thí chủ cúng dường Phật A Di Đà ngồi trong thế kiết già, hai tay kết ấn Tam muội, trên đầu ngoài tỏa vòng hào quang. Xung quanh Phật từ trên xuống là những đóa hoa sen cúc đang bay xuống, như sự chứng ngộ cho lòng thành của bốn người trước đức Phật.
Cảnh ba: Có phụ đề chữ Hán Tín thụ tác lễ, (Tín đồ đang làm lễ) tả cảnh một nhà sư đang ngồi trên bệ một đài sen quán tưởng Phật A Di Đà. Một tay đặt trên đùi phải và tay kia chắp trước ngực đều trong thế ấn quyết thiền định.
Cảnh bốn: Có phụ đề chữ Hán Thích Ca thuyết pháp, cảnh 7 người (gồm thiện nam, tín nữ, sư tăng, và quỷ sứ với bộ mặt người tai lợn) đang chắp tay đứng dưới gốc cây Chiên đà nghe đức Thích Ca thuyết pháp. Nhờ được nghe lời thuyết pháp của Phật mà họ giác ngộ, nên đẩu họ đã tỏa ra những hào quang Phật pháp. Phía trên, cây Chiên đàn như hòa theo nhạc điệu của lời thuyết pháp mang tính ẩn dụ và tượng trưng rất cao.
Cảnh năm: Cũng có phụ đề chữ Hán Thích Ca thuyết pháp, miêu tả đức Thích Ca tọa thiền trên đài sen tay phải kết ấn để trong lòng, tay trái giơ lên trong tư thế thuyết pháp. Nguyễn Duy Hình cho rằng đây là biểu tượng Thích Ca thuyết pháp lần thứ nhất (chuyển pháp luân sau khi đắc đạo) ở vườn Lộc Uyển. Trang Thanh Hiền lại cho rằng cảnh năm với cảnh bốn là một, nhưng được tách ra làm hai, tạo cho bố cục của bức chạm khắc được thoáng dâng rộng rãi hơn.
Cảnh sáu: Có phụ đề chữ Hán A Nan quán tưởng, miêu tả A Nan cùng 7 người khác xếp hàng đôi chắp tay hướng về một phía (tay trái). Vị đứng hàng cao nhất đầu đội mũ dạng mũ thiên quan. Phía trên vai là một vầng hào quang, trên vầng hào quang là vành lửa. Vị ngang hàng và hai vị hàng thấp hơn đểu có vầng hào quang, còn những vị còn lại được mô tả như những người đang say sưa nghe thuyết pháp, không có vầng hào quang.
Cảnh bảy: Có phụ đề chữ Hán Thiên nhắn sư là cảnh đảnh lễ học đạo. Thiên Nhân Sư là một trong 10 Phật hiệu – là Thầy của loài người và chư thiên. Cảnh 6 và cảnh bảy ghép lại chính là cảnh A Nan kết tập. A Nan là một trong 10 đại đệ tử của đức Phật Thích Ca.
Cảnh tám: Có phụ đề chữ Han Di Đà thuyết pháp sẽ lặp lại ở cảnh hai tầng thứ ba. Phía trên có một chiếc lọng (bảo cái) được kết bằng hoa và các thứ báu. Phía sau có một lớp cánh sen nối tiếp nhau tạo thành một vành nửa đường tròn ở trên đầu. Đức A Di Đà tọa lạc trên một đài sen lớn, tay phải
giơ lên, tay trái đặt lên lòng đùi. Đầu và thân mình ngài tỏa ra một vãng hào quang. Phía sau lưng hai bên là hai vị Kim Cương, mặc áo giáp trụ, phía dưới cùng của bức phù điêu là cảnh hai nhà sư chắp tay vái.
Tầng thứ ba
Cảnh một: Có phụ đề chữ Hán Nhất tâm vãng sinh tả cảnh thiền định đạt đến nhất tâm để vãng sinh thế giới Cực lạc, mà bộ Di Đà Tam tôn tiêu biểu.
Cảnh hai: Có phụ đề Di Đà thuyết pháp, như cảnh tám ở tầng thứ hai mô tả cảnh đức A Di Đà thuyết pháp.
Cảnh ba: Có phụ để Thượng thiện đồng hội, nghĩa là chúng sinh hòa hợp, miêu tả cảnh đắc đạo và cõi Cực lạc của các Thượng thiện nhân. Theo quan điểm của Tịnh Độ tông thì những người lành ở thế gian được gọi là thiện nhân còn những người đã đắc đạo khi vãng sanh ở cõi Cực lạc thì họ có lòng từ thiện một cách thuần khiết, không còn vọng tưởng nên được gọi là Thượng thiện nhân.
Cảnh bốn: Có phụ đề Kim địa lạc hoa nghĩa là hoa rụng đất vàng, miêu tả cảnh các thiền sư và thiện gia đang dâng hoa (cúng dường Phật) mỗi sáng ở cõi Tịnh Độ.
Cảnh năm: Có phụ đề Lục phương Phật tán miêu tả cảnh 6 vị Phật ở 6 phương hội ngộ (Đông, Tây, Nam, Bắc, Hạ phương, Thượng phương).
Cảnh sáu: Có phụ đề Điểu thụ diễn pháp, miêu tả các nhà sư và thiện gia ngẩng đầu lên nghe chim và cây giảng về Phật pháp.
Cảnh bảy: Có phụ để Tín thụ tác lễ những tín đồ đang làm lễ, mô tả các thiện gia và thiền sư ở các đẳng cấp khác nhau đang cùng làm lễ.
Cảnh tám: Có phụ đề Cực lạc thế giới tả cảnh Di Đà Tam tôn được các nhà sư cúng dường. Tóm lại tầng thứ ba miêu tả cảnh vãng sinh Tịnh Độ.
Tầng thứ bốn
Cảnh một: Có phụ đề nhưng bị sơn phủ, tả hai vị thiền sư ngồi cạnh nhau bên cạnh khóm lá lan mềm mại uốn cong xuống; Có thể là Tăng già nan đề (Tổ thứ 17 thiền tông Ấn Độ) và Phật già nan đề (Tổ thứ 8 thiền tông Ấn Độ).
Cảnh hai: Có phụ đề Tang Sơn Duy Tắc thiền sư, Vân Nham Đàm Thịnh hòa thượng. Hai vị này là học trò của thiền sư Bách Trượng.
Cảnh ba: Trong cảnh này có hai người, một người đứng trên tảng đá vác trên vai một cái gậy, người thứ hai ngồi trên tảng đá khác thân uốn cong xuống, tay phải đờ một cuốn sách. Người ngồi trên tảng đá là Ma Ha Ca Diếp Tôn giả người được đức Thích Ca trao y bát.
Cảnh bốn: Có phụ đề’ Huệ Năng thiền sư, Thạch Cách Ác Vũ thiền sư, Cát Lâm Hòa Thánh thiền sư. Huệ Năng là Tổ thứ 6 sáng lập ra phái thiền tông phía Nam, ngồi trong tư thế thoải mái, an nhàn, chần duỗi thẳng tự nhiên. Thấp hơn là một vị mặt to, bụng phệ, hai tay nắm lại để trước bụng, đứng
cạnh con thú có sừng; vị bên phải đang cưỡi hổ đó là Thạch Cách Ác Vũ thiền sư và Cát Lâm Hòa thượng.
Cảnh năm: Có phụ để là Xà Dạ Đa Tôn giả, Cưu Ma La Đa Tôn giả. Người gãi lưng là Xà Đa Tôn giả – vị Tổ thứ 20, còn vị bụng phệ cầm gậy là Cưu Ma La Đa Tôn giả là Tổ thứ 19 thiền tông Ấn Độ.
Cảnh sáu: Có phụ để Long Thụ Tôn giả và Mã Minh Tôn giả. Người bên trái ngồi trên tòa sen, dưới tòa sen là ba cụm sóng nước là Long Thụ Tôn Giả – Tổ thứ 14 Thiền tông. Bên phải có người ngồi trên tảng đá, gầy guộc là Mã Minh Tôn giả – Tổ thứ 12.
Cảnh bảy: Có phụ để Hoằng Nhẫn Đại thiền sư, Giang Tây Đạo Nhất thiền sư, Người xếp chân bằng tròn, hai tay buông xuôi để trong lòng đùi là Hoằng Nhẫn Đại thiền sư – vị Tổ thứ 5 Thiền tồng Động Thổ. Bên cạnh có một người ngồi xếp chân bằng tròn, trên một tảng đá phẳng, tay trái chống lên đùi, lưng để trần cong xuống là Đạo Nhất thiền sư là tên hiệu của Mã Tổ ở tỉnh Giang
Tây, Trung Quốc. Lục Tổ Huệ Năng có hai vị Đại đệ tử: một là Hành Tư ở Thanh Nguyên, hai là Hoài Nhượng ở Nam Nhạc. Pháp tự của Thanh Nguyên có Hồ Nam; Đệ tử của Nam Nhạc có Giang Tây Đạo Nhất. Ông theo Hoài Nhượng học thiền 10 năm, sau ông đến Giang Tây truyền đạo. Sau khi chết được Đường Hiến Tông ban thụy Đại Tịch Thiền sư.
Cảnh tám: Có phụ đề Ưu Bà Cúc Tôn giả, Bồ Đề Đạt Ma Tôn giả và Khải Trạch Đà Hòa thượng. Người ngồi trên đài sen hai tay chắp lại là Bồ Đề Đạt Ma – Tổ thứ 28 thiền tông Ấn Độ và là Sơ Tổ Thiền tông Đông Thổ. Ưu Ba Cúc Đa là vị Tổ thứ 4 Thiền tông Ấn Độ; Khải Trạch Đà Hòa thượng
Tóm lại, tầng bốn là tầng thể hiện các nhà sư Ấn Độ (Tây Thiên) và Trung Hoa (Đông Thổ).
Tầng thứ năm
Tầng này có 8 mặt, mỗi mặt đặt một tượng Bồ Tát, cơ bản giống nhau, không có phụ đề.
Tầng thứ sáu
Trên 8 mặt có 8 pho tượng Phật ở tư thế bán kiết già. Bệ đặt tượng chạm trổ hoa lá. Kích thước của tượng là 53cm, riêng tượng cao 23cm.
Tầng thứ bảy
Cả 8 mặt đều có tượng ngồi trong tư thế bán kiết già, tay phải để trước ngực, tay trái đặt tỳ qua đầu gối, các ngón tay duỗi thẳng chỉ xuống đất. Hình thức ăn mặc và đài sen của tượng Phật đều giống với tầng thứ 8, chỉ khác một chút là bề ngang được làm lớn hơn.
Tầng thứ tám
Cả 8 mặt đều chạm tượng Phật ngồi thiền định trên tòa sen, phía sau là vành hào quang nhọn hình thuyên. Các pho tượng này đểu khoác áo thụng nhiều lớp, tay kết ấn liên hoa trước ngực, áo phủ nhẹ nhàng xuống đài sen. Đài sen có bốn lớp: Ba lớp ngửa phía trên và một lớp úp xuống. Bệ đỡ đài sen làm theo kiểu bện có bốn cấp, cấp thứ hai được làm thót lại. Bốn cột xung quanh được làm theo kiểu con tiện. Kích thước tượng là 29cm, đài sen cao 9cm.
Tầng thứ chín
Bốn mặt có 4 tượng Phật xen lẫn bốn mặt có mỗi mặt hai chữ của 8 chữ: Cửu – Phẩm – Liên – Hoa – A Di-Đà – Phật.
Ý nghĩa của tháp Cửu phẩm liên hoa
Tháp Cửu phẩm liên hoa mang ý nghĩa hội tụ đủ những điều lành trong phạm trù Phật giáo. Đây được xem như một cối kinh, có mặt ở nhiều nước phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,… . Các tầng của tháp dưới con mắt của Phật giáo là tiêu biểu cho những khoảng của vũ trụ, được xếp bậc lên nhau. Đó là thế giới của các chư thiên, Phật, Bồ Tát. Tháp mang nhiều ý nghĩa vãng sanh về thế giới cực lạc của đức Phật A Di Đà. Theo nghi thức Phật pháp Mật tông nguồn gốc Tây Tạng, tháp quay có mục đích nhân lời tụng lên nhiều lần, từ đó con người càng chóng chứng quả Phật pháp hơn.
Tài liệu tham khảo:
- Phạm Tuấn, Về lịch sử của tòa Cửu phẩm liên hoa tại chùa Bút tháp, Viện nghiên cứu Hán nôm.
- Nguyễn Đại Đồng, Nguyễn Thế Đông, Chùa Bút Tháp – Danh lam nổi tiếng đất Việt, Nxb Tôn giáo.
- Bùi Văn Tiến, Chùa Bút tháp, Nxb Khoa học xã hội.