Thiền sư Thảo Đường (997 – ?)

Thiền sư Thảo Đường (997 – ?)

Thông tin cơ bản

Tổ dòng thiền Thảo Đường ở Việt Nam

Thiền sư Thảo Đường là người Trung Hoa, là đệ tử của thiền sư Trùng Hiển ở Tuyết Đậu(1) (Tuyết Đậu Trùng Hiển), đời pháp thứ ba phái Vân Môn(2), Sư sang ở Chiêm Thành truyền đạo. 

Năm Kỷ Dậu (1609) vua Lý Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành, bắt được Chế Củ là vua nước ấy cùng một số tù binh. Sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc có nói trong số những tù nhân bắt được ở Chiêm Thành, có một vị thiền sư Trung Hoa tên là Thảo Ðường. Sư bị bắt chung với người Chiêm. Khi về tới Thăng Long, vua ban cho bá quan những tù binh bắt được để làm người phục dịch. Tình cờ thiền sư Thảo Đường được chia cho một vị tăng lục(3), người này giữ chức vụ trông coi về tăng sự. 

Một hôm trong lúc vị tăng đi vắng, Thảo Đường, thấy bản Ngữ Lục thiền học chép tay để trên bàn bèn lật ra xem thử, thấy quá nhiều chỗ ghi chép bị sai, Sư liền tự ý chữa lại. Khi vị tăng lục về, thấy sách đã được sửa, liền lấy làm lạ mà tâu với vua. Vua cho truyền Thảo Đường tới, đem kinh luận và thiền hỏi Sư. Sư ứng đối nhanh gọn, xác đáng, vua hỏi ra mới biết đây là một vị cao tăng đến từ Trung Hoa. Thấy thiền sư Thảo Đường là người có đức hạnh, lại tinh thông Phật điển, bèn bái làm thầy và phong làm Quốc sư (1069), mời làm trụ trì ở chùa Khai Quốc(4), ngay ở kinh thành Thăng Long. Tại chùa Khai Quốc, dân chúng đến theo học rất đông. Thời điểm đó đây là thiền phái thứ ba của Việt Nam.Tại chùa Khai Quốc, dân chúng đến theo học rất đông.Trong quá trình thực hành, thiền học của thiền sư Thảo Đường có những điểm khác hơn so với thiền phái đương thời là Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi và Vô Ngôn Thông, nên một thiền phái nữa được thành lập, lấy tên là thiền phái Thảo Đường. Thời điểm đó đây là thiền phái thứ ba của Việt Nam. Đến năm mươi tuổi, Sư có chút bệnh ngồi kiết-già(5) thị tịch. 

Thiền phái Thảo Đường

Thiền phái Thảo Đường vốn là Vân Môn tông bên Trung Hoa, do sư Thảo Đường mang vào nước ta nên phái này cũng mang tên sư Thảo Đường. Phái này truyền thừa được 5 đời, từ năm 1069 đến 1205. Nhưng vì có quá ít tài liệu nên người đời sau gần như không biết gì về nội dung tư tưởng của phái thiền này. 

Sách Thuyền Uyển Tập Anh có ghi rằng:” thiền sư Thảo Ðường là đệ tử của thiền sư Tuyết Ðậu Minh Giác ở Trung Hoa. Tuyết Ðậu là thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học, chủ trương hoằng dương thiền học trong giới trí thức, đưa Nho gia đến gần đạo Phật”.

Chính vì thế, khi đến Đại Việt, thiền sư Thảo Ðường cố nhiên đã giảng Tuyết Ðậu Ngữ Lục nhiều lần tại chùa Khai Quốc, khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương của nó, thiền phái Thảo Ðường không thể ăn sâu, cắm rễ được vào trong đời sống nhân dân mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Trong số 19 người thuộc thiền phái Thảo Ðường được ghi chép ở sách Thuyền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10 vị là người xuất gia, 9 vị là cư sĩ, mà phần nhiều là vua, quan. Thiền phái Thảo Ðường, vì những lý do trên, đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau. 

Tuy nhiên, thiền phái này đã đáp ứng nhu cầu của Phật giáo vốn phát triển sâu rộng trong dân gian đến với tầng lớp quan lại Nho học, kéo Phật giáo bản địa từ đại chúng trở lên tri thức hóa, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền độc lập và vương triều. Trong số 19 tổ của hệ phái Thảo Đường, có đến 9 vị cư sĩ là vua hoặc quan lại cao cấp. Điều này chứng tỏ, kinh thành thăng long trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng nhất thời Lý, bên cạnh trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Bên cạnh đó, trên cơ sở tư tưởng của Phật giáo, thiền phái Thảo Đường được  vua Lý Thánh Tông tiếp thu và biến đổi phù hợp tạo ra được bản sắc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam: hòa đồng, nhập thế và nêu cao tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả mà Phật giáo thời Trần tiếp tục phát triển lên một trình độ mới.

Chú thích

  1. Tuyết Đậu Trọng Hiển (chữ Hán:雪竇重顯, 980-1052, là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc Vân Môn tông, môn đệ của Trí Môn Quang Tộ. Sư là một trong những Đại Thiền sư của tông Vân Môn. Sư nổi danh một phần là nhờ việc sưu tầm biên soạn 100 Công án, sau này được Thiền sư Viên Ngộ bổ sung thêm thành bộ Bích nham lục. Dòng thiền của sư được thiền sư Thảo Đường đem qua Việt Nam trong thế kỷ 11. Nối pháp của sư có rất nhiều vị (tương truyền 84) nhưng nổi danh nhất có lẽ là Thiên Y Nghĩa Hoài.
  2. Vân Môn tông (雲門宗) là tông phái nằm trong năm dòng thiền tông của Trung Quốc (Ngũ Gia Thất Tông; 五家七宗) do thiền sư Vân Môn Văn Yển (雲門文偃) pháp tử thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存) sáng lập từ năm 930. Môn phái này mở rộng vào đời Hậu Đường, học trò của Văn Yển rất đông trên dưới hơn 1000 vị và 61 vị nối pháp.
  3. Tăng lục (僧錄) Chức quan Tăng coi về việc ghi chép, lưu giữ danh sách tăng ni và bổ nhiệm các chức vụ khác. Nơi làm việc của các chức vụ này thì gọi là Tăng lục ti. Có khi Tăng lục, Tăng lục ti được dùng chung, đều chỉ cho chức vụ cai quản tăng ni. Chức vụ này được lập ra đầu tiên vào thời Diêu Tần.
  4. Theo Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu, mở rộng.
  5. Tư thế ngồi kiết già có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, được thực hành bằng cách ngồi bắt chéo chân, trong đó bàn chân được đặt lên đùi bên kia.

Tài liệu tham khảo

  1. Lê Mạnh Thát (1337),Thiền uyển tập anh, Nxb Đại học Vạn Hạnh. 
  2. Nguyễn Lang (1973), Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nxb Văn Học. 
  3. Thích Thanh Từ,Thiền sư Việt Nam, Nxb Tôn giáo học. 
4.6/5 (9 bình chọn)
Chia sẻ
Thiền Sư Định Không

Nội dung chính

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)