Giới thiệu chung
Chùa Trấn Quốc là một ngôi chùa cổ kính, vẹn nguyên dáng hình như thuở tạo dựng ban đầu cách đây 1.500 năm. Ngôi chùa này nguyên là Chùa Khai Quốc, từng là trung tâm hành hương Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long vào thời Lý, Trần.
Lược sử
Chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), có tên là Khai Quốc. Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa (sau được đổi là Yên Phụ) trên một bãi cạnh sông Hồng. Đến đời Lê Thái Tông (1440 – 1442) được gọi là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618) do bãi sông bị lở, chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong Hồ Tây gọi là Kim Ngư (đảo cá Vàng) là địa điểm ngày nay. Nơi này đã được các vua nhà Lý dựng cung Thúy Hoa và đời Trần dựng điện Hàn Nguyên dùng làm nơi hóng mát, xem đua thuyền đánh cá. Đời Lê Hy Tông (1680 – 1705), chùa được đổi tên gọi là Trấn Quốc.
Vào khoảng đời Lê Thần Tông (1619 – 1643), người dân hai làng Yên Phụ và Yên Quang đắp đập Cổ Ngư (ngày nay là đường Thanh Niên) chắn ngang Hồ Tây (ngăn thành hồ nhỏ là hồ Trúc Bạch hiện nay) nhân đó mới đắp luôn con đường từ đập Cổ Ngư đi vào chùa. Chùa đã được tu sửa vào những năm 1624, 1628. Đến năm 1639 được dựng thêm hậu đường, cổng lầu, hành lang tả hữu, quy mô to rộng, chạm trổ tinh khéo. Trạng nguyên khoa Đinh Sửu (1637) Nguyễn Xuân Chính đã soạn bia ghi: “Nay đắp cao nền chùa cũ, mở rộng quy mô, trước tiên dựng các tòa thượng điện, đài đốt hương, tiền đường và cửu hậu… Trước hết dựng hầu đường, cổng có gác, tiếp theo dựng luôn tả hữu hành lang, định ra từng ãy, chia ra từng tòa… huy hoàng tượng Phật, sáng ngời nơi rường chạm cột sơn, rực rỡ hoa hồng, ánh chiếu khắp tòa sen, cửa biếc…”.
Đến năm Gia Long 14 (1815) chùa được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng, quy mô tráng lệ. Phạm Quý Thích, đậu tiến sĩ khoa 1779, soạn văn bia ghi: “Trước hết làm nhà thờ Phật, nhà thắp hương, tiền đường, cả thảy 3 tòa. Sau đó làm 2 hành lang, gác chuông, hậu đường, cả thảy 4 nếp, tất cả đều cao lớn hơn trước, đồng thời đúc tượng Phật và đúc chuông lớn”. Năm 1821 vua Minh Mạng ra Bắc Thành đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842 vua Thiệu Trị cũng đến thăm chùa, đổi tên chùa là Trấn Bắc, ban một đồng tiền vàng lớn và 299 quan tiền để tu sửa. Tuy nhiên nhân dân vẫn quen gọi là chùa Trấn Quốc.
Kiến trúc
Chùa Trấn Quốc toạ lạc trên một hòn đảo duy nhất của một hồ nước ngọt lớn nhất ở Hà Nội. Vào thời Hai Bà Trưng (40 – 43), khu vực xung quanh Hồ Tây dân cư rất thưa thớt, có các hang động vừa và nhỏ và rừng cây bao phủ, trong rừng còn có cả một số loài thú quý hiếm sinh tồn. Cùng trải qua thời gian hàng nghìn năm tồn tại của ngôi chùa, cảnh quan nơi đây bây giờ được đổi khác hoàn toàn. Bờ hồ có đường lớn bao quanh, những ngôi nhà biệt thự và công trình hiện đại hình thành… Một mặt thể hiện sự hoàn thiện tổng thể kiến trúc của thành phố, nhưng mặt khác vô tình phá vỡ cảnh quan lịch sử và tâm linh trong quan niệm sống của số dân cư bản địa.
Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương Tiện môn và câu đối hai bên viết bằng chữ Nôm:
”Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền”
Giống hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công (工).
Tiền đường hướng về phía Tây. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Gác chuông chùa là một ngôi ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục sảnh đường chính.
Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia. Trong chùa hiện nay đang lưu giữ 14 tấm bia. Trên bia khắc năm 1815 có bài văn của tiến sĩ Phạm Quý Thích ghi lại việc tu sửa lại chùa sau một thời gian dài đổ nát. Công việc này bắt đầu vào năm 1813 và kết thúc vào năm 1815. Phía sau chùa có một số mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỉ 18).
Khuôn viên chùa có Bảo tháp lục độ đài sen được xây dựng năm 1998. Bảo tháp lớn gồm 11 tầng, cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp có đài sen chín tầng (được gọi là Cửu phẩm liên hoa) cũng bằng đá quý. Bảo tháp này được dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Thượng toạ Thích Thanh Nhã, Uỷ viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc, đã giải thích sự đối xứng đó là: “Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”. Chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989.
___________________
Tiếng Anh (English)
Tran Quoc Pagoda, originally known as Khai Quoc Pagoda, is one of the oldest ancient temples in Hanoi, dating back over 1,500 years. Enduring many ups and downs throughout history, from the Ly to the Le and Nguyen dynasties, the pagoda has undergone many changes and renovations. From its initial construction in Yen Hoa village (later Yen Phu), the pagoda was relocated to Kim Ngư island on West Lake, where it stands today.
Later renovations and expansions during the reigns of dynasties such as the Le and Nguyen made Tran Quoc Pagoda more splendid and magnificent than ever. Alongside the traditional architecture of the pagoda, there are also additions of valuable artworks and cultural relics. Among them, the six-storey tower of lotus-shaped stupa built in 1998 is a notable highlight, with precious stone Buddha statues placed on each floor of the tower.
In addition to its cultural and religious significance, Tran Quoc Pagoda also carries a part of Hanoi’s history and is a symbol of the combination of traditional and modern architecture in today’s urban space. It is also a place where locals and tourists can learn about and experience Vietnamese Buddhist culture.
Tiếng Trung (Chinese)
陈国寺,最初称为开国寺,是河内最古老的古寺之一,有着1,500多年的历史。从历史上的起起伏伏,从李朝到黎朝和阮朝,寺庙经历了许多变化和修复。从最初在沿河村(后来是沿抚)的建造,该寺被迁移到西湖上的金鱼岛,如今依然屹立在那里。
后来在黎朝和阮朝的统治下进行的翻修和扩建使得陈国寺比以往任何时候都更加辉煌和壮丽。除了寺庙的传统建筑之外,还有珍贵的艺术品和文化遗迹。其中,1998年建造的六层莲花塔是一个显著的亮点,每层塔上都放置着珍贵的石佛像。
除了其文化和宗教意义外,陈国寺还承载了河内的一部分历史,是传统与现代建筑相结合的象征,是当今城市空间中的一部分。这也是当地居民和游客可以了解和体验越南佛教文化的地方。
Tiếng Pháp (French)
La pagode de Tran Quoc, initialement connue sous le nom de pagode de Khai Quoc, est l’un des plus anciens temples de Hanoï, datant de plus de 1 500 ans. Endurant de nombreux hauts et bas tout au long de l’histoire, des dynasties Ly aux dynasties Le et Nguyen, la pagode a subi de nombreux changements et rénovations. De sa construction initiale dans le village de Yen Hoa (plus tard Yen Phu), la pagode a été déplacée sur l’île de Kim Ngư sur le lac de l’Ouest, où elle se trouve aujourd’hui.
Les rénovations et expansions ultérieures sous les règnes des dynasties telles que les Le et Nguyen ont rendu la pagode de Tran Quoc plus splendide et magnifique que jamais. Aux côtés de l’architecture traditionnelle de la pagode, il y a également des ajouts d’œuvres d’art précieuses et de reliques culturelles. Parmi eux, la tour à six étages en forme de lotus construite en 1998 est un point culminant notable, avec des statues de Bouddha en pierre précieuse placées sur chaque étage de la tour.
En plus de sa signification culturelle et religieuse, la pagode de Tran Quoc porte également une part de l’histoire de Hanoï et est un symbole de la combinaison de l’architecture traditionnelle et moderne dans l’espace urbain d’aujourd’hui. C’est aussi un endroit où les habitants et les touristes peuvent découvrir et vivre la culture bouddhiste vietnamienne.