Chùa Bảo Sái Linh Thiêng Cổ Tự (Thanh Ba, Phú Thọ)

Chùa Bảo Sái Linh Thiêng Cổ Tự (Thanh Ba, Phú Thọ)

Vị trí


Chùa Bảo Sái Linh Thiêng Cổ Tự nay tọa lạc tại làng quê yên bình xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. 

Nằm nép mình bên làng quê Lương Lỗ trù phú, yên bình, ngôi chùa linh thiêng Bảo Sái như được hoà mình trong một không gian đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Điều đặc biệt, Bảo Sái còn được khởi dựng từ hơn 700 năm về trước, trên vùng đất Tổ linh thiêng, nơi có truyền thuyết khởi sinh dòng giống Việt.

Lược sử


Tương truyền Bảo Sái cổ tự được khởi dựng vào khoảng năm 1402 trên một khu đất hình vuông nằm trọn trong lòng của hệ thống các ngôi đền cổ linh thiêng thờ tự những người con của Vua Hùng. Chùa được đặt theo tên của ngài Bảo Sái, là đệ tử thân tín của Điều ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và cũng là người đã trấn tích quang lâm xây dựng am tu tại đây ngay từ những ngày đầu tiên. 

Cũng theo Đại Đức Thích Thiện Diệu, Bảo Sái được xây dựng ở khu đất hình vuông, có diện tích rộng chừng 10.000m2, phía bên phải là ao sen lớn toả ngát hương thơm. Điều đáng chú ý là chùa được xây dựng nằm trọn trong lòng của hệ thống các ngôi đền cổ linh thiêng, trong đó có một số đền tiêu biểu như Đền Anh Cả, Đền hạ, Đền Trung… Tương truyền các ngôi Đền ở đây đều là nơi thờ tự những người con vua Hùng. Điều này cho thấy, vị trí của chùa Bảo Sái là quan trọng không chỉ về mặt phong thuỷ mà còn khẳng định mảnh đất Lương Lỗ này cũng là vùng đất thiêng, quy tụ linh khí ông cha và cũng là mảnh đất Phật giáo truyền thống phát triển. 

Sử sách về ngôi chùa Bảo Sái trước đây ghi chép rằng, chùa Bảo Sái vốn được hình thành từ một vùng đầm lầy, quá trình trùng tu, xây dựng và phát triển đã giúp ngôi chùa trở nên bề thế và thoát ra khỏi vùng đầm trũng lầy ấy. Thời kỳ lúc đầu khởi dựng, chùa chưa có tên, song trong quá trình xây dựng chùa, các đệ tử thân cận của Ngài Bảo Sát đã thể theo ý nguyện của các môn đệ và thống nhất lấy tên gọi của Ngài đặt cho chùa, và Bảo Sái ( Bảo Sái Tự) ra đời từ đó.

Không chỉ vậy, Bảo Sái cũng chính la ngôi chùa chứng kiến tục lệ giết trâu để cúng đình thần trong làng. Trước mỗi lần diễn ra việc giết trâu, người dân trong làng lại đưa trâu về quy y Tam Bảo tại chùa Bảo Sái. Nhiều lần diễn ra như vậy, người dân đã chứng kiến cảnh những chú trâu thân yêu của họ bỗng dưng rơi nước mắt, cảnh tượng thiêng liêng ấy đã thức tỉnh người dân nơi đây. Vì lẽ đó mà vào năm 1650, người dân làng Lương Lỗ đã từ bỏ tục lệ này.
Trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, ngày nay chùa được cai quản và tôn tạo trang nghiêm dưới tấm lòng từ bi của Đại Đức Thích Thiện Diệu, người con của kinh thành Huế, do yêu quý mảnh đất Tổ – Phú Thọ, thầy đã tìm về đây và khởi phát duyên lành trở thành trụ trì của Bảo Sái Tự từ năm 2010.

Trải qua rêu phong của thời gian, chùa từng bị ngập nước bởi trận vỡ đê sông Hồng (1971) sau được dựng lại đơn sơ bằng gỗ bạch đàn, rồi đến các trận bão năm 1973, năm 1985 chùa chỉ còn trơ lại một đốc chơ vơ giữa ao bèo hiu quạnh.

Kiến trúc


Khám phá vẻ đẹp hồn hậu của Bảo Sái Việt Nam Linh Thiêng Cổ Tự cũng là dịp quý Phật tử, du khách muôn phương được chiêm bái Bảo Tháp Xá Lợi Phật trang nghiêm thanh tịnh. Nhìn những hạt Xá Lợi với nhiều màu sắc lấp lánh du khách như lạc vào thế giới cõi thiêng của Đức Phật, với sự mầu nhiệm và linh thiêng.

Bên cạnh Bảo Tháp Xá Lợi, trong khuôn viên Bảo Sái Tự còn có bức tượng Phật Di Lặc bằng đá phiến trắng, cao khoảng 10m và nặng hàng chục tấn nếp mình bên bóng cây Bồ Đề cổ thụ. Năm 2016 với mong cầu của nhân dân và Phật tử gần xa Bảo Sái Tự thành kính cung thỉnh tượng Đức Phật A Di Đà cao 5m74 vị Tứ Đại Thiên Vương cùng tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao trên 6m về ngự tại khuôn viên của chùa. Tất cả quyện hoà trong một không gian làng quê yên bình mà trang nghiêm đến lạ.

Di vật


Chùa hiện còn lưu giữ được 3 pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ bằng gỗ, sơn son thếp vàng và được điêu khắc rỗng ruột, bên trong có khắc ghi lịch sử giản lược của từng pho. Đây được xem là những báu vật mang giá trị mỹ thuật và lịch sử, làm tôn thêm sự quý giá và nét cổ kính, uy nghiêm của ngôi chùa. Khám phá vẻ đẹp của Bảo Sái Tự cũng là dịp quý phật tử, du khách được chiêm bái bảo tháp xá lợi Phật trang nghiêm thanh tịnh. Bên cạnh bảo tháp xá lợi, trong khuôn viên Bảo Sái tự còn có bức tượng phật Di Lặc bằng đá phiến trắng…

Sự kiện – Thành tựu


Năm 1997 chùa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Năm 2015, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam công nhận chùa Bảo Sái là “Việt Nam linh thiêng cổ tự”. Đây là một trong 18 ngôi chùa của cả nước được Liên hiệp các tổ chức UNESCO Việt Nam vinh danh đợt đầu nhằm tôn vinh các giá trị giáo dục, khoa học, văn hóa; di tích lịch sử, di sản văn hóa, vật thể, phi vật thể của nhân loại.

Tham khảo


  • http://baophutho.vn/dat-nguoi-phu-tho/202006/bao-sai-co-tu-171199
  • https://vn.locale.online/bo-sai-vit-nam-linh-thieng-c-t-795369976.html
  • https://baophapluat.vn/chiem-bai-net-dep-ngoi-chua-700-nam-tuoi-bao-sai-co-tu-post359445.html
Chấm điểm
Chia sẻ
3. Bảo Sái Linh Thiêng Cổ Tự (Nguồn_FB BẢO SÁI VIỆT NAM LINH THIÊNG CỔ TỰ)

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Nội dung đang được cập nhật.
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *