Đền Mẫu Đầm Đa (Lạc Thủy, Hòa Bình)

Đền Mẫu Đầm Đa (Lạc Thủy, Hòa Bình)

Thông tin cơ bản

Sơ Lược

Đền Mẫu cách Hà Nội 100km nằm ẩn mình trên sườn núi So (hay còn gọi là núi Thờ) thuộc thôn Lão Ngoại, xã Phú Lão. mặt quay hướng Đông Bắc, hướng ra lòng thung, danh thắng Đầm Đa là một địa chỉ du lịch còn ít người biết tới. Nơi đây vẫn giữ được những nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với những đồi núi xanh mướt, những động thạch nhũ kỳ ảo. Từ động Mẫu Âu Cơ du khách có thể thăm quan quần thể theo các hướng bên phải là lối sang các động như: động Ông Hoàng Bảy, động Cô Chín, động Suối Vàng Suối Bạc tiếp đó đến động Ông Hoàng Mười, động Cung Tiên, động Ông Hoàng Bơ và Động Chùa Tiên. Bên trái Đền Mẫu du khách có thể thăm quan các động Bình An, động Thủy Tiên…

Truyền thuyết Đền Mẫu Đầm Đa

Theo truyền thuyết thì cháu ba đời của Đế Viên họ Thần Nông là Đế Minh nhân chuyến tuần du vùng núi Ngũ Lĩnh Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngài là bậc thánh thông minh. Đế Minh yêu quý Lộc Tục cho nối ngôi, phong là Kinh Dương Vương ( 287-294 trước Công Nguyên) cho cai quản phương Nam. Lộc Tục lấy con gái Long Thần là Động Đình Quân sinh ra Lạc Long Quân, tức Sùng Lãm là người có đức độ tài hoa, văn võ song toàn, giúp dân trừ tà giết quỷ. Trong chuyến tuần du ở Động Lăng Xương bên Sông Đà. Lạc Long Quân đã gặp Âu Cơ là con gái của Đế Lai nên hai người đã nên duyên vợ chồng rồi Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng nở 100 người con. Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ: Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hỏa khó hòa hợp, vì thế hai người đã chia 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển, trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ Việt Nam ngày nay.

Xưa nay, tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong các hiện tượng văn hóa độc đáo, đặc sắc và nổi trội trong hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng ở các làng quê của Việt Nam. Tín ngưỡng này xuất hiện từ hàng nghìn năm trước nhằm thể hiện tư duy, niềm khao khát về mặt tinh thần thờ Mẫu, người sinh thành, nuôi dưỡng, bảo lưu các thế hệ giống nòi; đồng thời, gắn liền với việc đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội, luôn lấy nghề nông làm nền tảng kinh tế. Tục thờ Mẫu có thể coi là một truyền thống đặc sắc, mang tính nhân văn tốt đẹp của người Việt Nam mà ít nơi nào trên thế giới có được. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm theo những biến động của xã hội, đời sống tâm linh của người Việt Nam đã có nhiều đổi thay. Song tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại bền bỉ và có sức lan tỏa rộng khắp trong dân gian, làng xã Việt Nam.

Từ xưa đến nay Đền Mẫu là địa điểm thu hút khách khá đông trong quần thể di tích này, sự linh thiêng huyền diệu của Mẫu Tổ Âu Cơ vẫn được lan truyền. Du khách thập phương vẫn tìm về cầu xin Quốc Mẫu ban cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, dân chúng ấm no, hạnh phúc.

Kiến Trúc

Đền Mẫu xưa là ngôi nhà sàn, tranh, tre, nứa, lá. Trong đền đồ thờ tự duy nhất chỉ có một bát hương cổ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử ngôi đền bị hư hỏng và xuống cấp.

Năm 1994, đền được tu sửa bằng gỗ mái lợp ngói Ri. Năm 1999, đền được xây mới lại trên nền đất cũ.
Hiện nay, đền Mẫu xây dựng theo lối kiến trúc gần như kiểu nhà sàn xây dựng kiên cố bằng xi măng cốt thép. Phía dưới là 6 hàng chân cột, để đỡ toàn bộ ngôi đền ở phía trên, có hai cột ở giữa vươn cao lên tận mái.
Đền thiết kế hai lối lên xuống hai bên. Lối lên bên trái được xây bậc đá, còn lối bên phải được dựng cầu thang. Đền xây dựng với chiều dài 8m, rộng 5,50m; cao 5,60m. Phía trước là khoảng sân rộng được láng xi măng, xung quanh bao lan can. Trần đổ cuốn vòm, phía trên mái được ốp ngói giả kiểu ngói ống.
Nhìn phía trước đền có 3 cửa, các cửa đều được xây cao 1,90m; 1,20m; các cánh cửa đều làm bằng gỗ tạp.
Kiến trúc vì kèo gồm 2 bộ vì, làm theo kiểu chồng rường giá chiêng trụ trốn. Toàn bộ hệ thống vì kèo được làm bằng xi măng cốt thép. Lòng nhà chia một gian hai trái, trái bên phải được xây tường ngăn cách với gian chính, có cửa ra vào, cửa cao 1,85m, rộng 0,8m.
Trong đền có 3 ban thờ, các ban thờ được ốp bằng gạch men màu nâu, dài 1,60m, rộng 2,15m.
+ Chính giữa là tượng Mẫu tổ Âu Cơ, được tạc cao 115cm. Đầu đội vương miện, khuôn mặt tròn, đôn hậu, môi đỏ, mắt nhìn thẳng, tai to, cổ đeo các vòng tràng hạt màu đỏ, trắng, tím, hai tay được đặt chồng lên nhau theo thế tam muội ấn. Tượng mặc áo dài màu đỏ, được đặt trong khám. Khám cao: 185cm, dài 125cm, được sơn son thếp vàng. Khám được trạm lộng hoa văn với đề tài lưỡng long chầu nguyệt và tứ linh, tứ quý.
+ Ban bên phải nhìn vào là ban thờ tượng các cô, các nàng.
+ Ban bên trái nhìn vào là ban thờ tượng vua cha Lạc Long Quân tượng được tạc ngồi cao ng cân, khuôn mặt cương nghị, môi đỏ, mắt nhìn thẳng, tai to, mặc áo triều phục mầu vàng.
Các cấp dưới tượng bài trí các đồ thờ tự như mâm bồng, đèn nến… Đặc biệt ở giữa đặt bát hương đồng trang trí lưỡng long chầu nguyệt, cao 0,30m, đường kính miệng 0,31m.
Trong công xuộc xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay đang là xu hướng mở, tiệm cận giao lưu, giao thoa với các thành tựu của nền kinh tế thế giới đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng đã và đang được nhiều người, nhiều thế hệ và cộng đồng quan tâm. Văn hóa tín ngưỡng vừa mang tính bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa có ý nghĩa tâm linh trong tâm hồn mỗi con người, đây là nét đẹp văn hóa mà ai ai cũng hướng tới để góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc , đồng thời để tưởng nhớ và tri ân với các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn, vun đắp, xây dựng nên nong sông bờ cõi.
Nơi thờ Mẫu Âu Cơ trong động Mẫu
Nơi thờ Mẫu Âu Cơ trong động Mẫu
Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ
Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ
Tam Quan Đền Mẫu
Tam Quan Đền Mẫu
Chấm điểm
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)