Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là ai?
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị thánh Mẫu thứ 2 thuộc Tam Tòa Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, bên cạnh Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Thoải. Mẫu Thượng Ngàn là hóa thân Thánh Mẫu toàn năng trông coi miền rừng núi, địa bán chính sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Dưới sự cai quản của Ngài, người dân mùa màng nào cũng bội thu, đợt đi săn nào cũng bắt được thú lớn. Vì vậy, nhân dân hết mực tôn kính và lập đền thờ phụng Bà ở rất nhiều nơi trên cả nước.
Sắc phong
- Đệ nhị thượng ngàn La Bình Công Chúa
- Lê Mại Đại Vương diệu tín thiền sư
- Chế thắng hòa diệu đại vương thượng đẳng tối linh thần
- Đệ tứ nhạc tiên Bạch Anh Quản Trưởng sơn lâm công chúa
Thần tích Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Theo ghi chép của tác giả Ngô Đức Thịnh trong Đạo Mẫu Việt Nam, tập 1, thần tích Mẫu Đệ Nhị như sau:
Gắn với di tích đền thờ Suối Mỡ (Bắc Giang) lưu truyền câu chuyện về bà Chúa Thượng Ngàn như sau: Vào thời Hùng Định Vương (một trong số 18 ông vua thời Hùng Vương), nhà vua có một hoàng hậu mang thai mãi không đẻ, lúc đầu mọi người rất lo sợ, nhưng sau cũng thấy quen dần. Vào năm thứ ba, một hôm Hoàng Hậu đi chơi trong rừng, bất ngờ cơn đau đẻ ập đến, những người theo hầu lúng túng không biết lo liệu ra sao, Hoàng Hậu đau quá chỉ còn biết ôm chặt lấy thân cây quế, cuối cùng cũng sinh hạ ra được một có con gái. Nhưng vì quá kiệt sức, Hoàng Hậu An Nương qua đời, để lại cho nhà vua cô con gái yêu quý, đặt tên là Mỵ Nương Quế Hoa. Lớn lên, Mỵ Nương Quế Hoa vừa ngoan ngoãn vừa xinh đẹp, tới tuổi cập kê mà không màng tới chuyện chồng con, chỉ luôn nhắc nhở tới người mẹ yêu quý đã sinh ra minh.
Sau khi biết rõ ngọn ngành, Công chúa quyết chi đi vào rừng tìm mẹ, không từ những gian lao nguy hiểm. Công chúa cũng đã chứng kiến những cánh tượng đói nghèo cơ cực của dân lành trong những bán làng xơ xác nơi nắng đã đi qua. Những lúc như vậy, Công chúa Mỵ Nương luôn trăn trở tìm cách nào đó để giúp những người dân làng lam lũ cực khổ kia. Một đêm, giữa rừng núi thâm u, nàng linh cảm thấy hơi ấm của người Mẹ. Nàng thốt lên tiếng gọi: “Mẹ ơi, Mẹ ơi”. Như đồng cảm được với nỗi lòng của nàng, một ông tiên bồng hiện lên, trao cho Nàng phép thần thông, có thể dời núi, lấp sông, cứu giúp dân lành, học phép trường sinh. Có được sách tiên, Công chúa cùng mười hai thị nở ra sức học phép thần thông, chẳng mấy họ đã biết cách dời núi khai sông, đưa nước về tưới cho ruộng đồng tươi tốt, mang lại ấm no cho dân làng. Sau khi có được cuộc sống ấm no, bản làng trù phú. Một hôm có một đám mây ngũ sắc xuống đón Mỵ Nương cùng mười hai người thị nữ bay lên trời. Nhân dân lập đền thờ, tôn vinh Mỵ Nương là Bà Chúa Thượng Ngàn, hàng năm mở hội vào mùng một tháng tư âm lịch để ghi nhớ công tích của Thánh Mẫu. Tương truyền đền Suối Mỡ thờ Mẫu Thượng Ngàn được xây cất từ thời Lê (?), các triều đại phong kiến đều có sắc phong.”1
Một truyền thuyết khác về Mẫu Thượng Ngàn liên quan tới đền Bắc Lệ, ở Hữu Lũng, Lạng Sơn
Công chúa La Bình, con của Sơn Tinh và Mỵ Nương, cháu ngoại của vua Hùng. Nàng là cô gái tuyệt sắc, có nhiều tài nghệ, thường theo cha chu du khắp núi rừng, hang động. Đi tới đâu nàng cũng quyến luyến với phong cảnh, làm bạn với cây có, chim thú. Các vị sơn thần ở các núi non đều rất quý mến Nàng và được Nàng bảo ban giúp đỡ. Dân lành trong vùng vi thế cũng được sống yên ổn, ẩm no. Hay tin đó Ngọc Hoàng rất khen ngợi Tản Viên và La Bình, phong Năng là bà Chúa Thượng Ngàn (Thượng Ngàn Công Chúa), cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Ngày nay, đền thờ Thượng Ngàn Công Chúa ở Bắc Lệ. Tương truyền, Mẫu Thượng Ngàn rất linh thiêng, đã từng báo mộng giúp Lê Lợi tránh được hiểm nguy trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
Chính đền thờ Bắc Lệ được dựng lên để thờ Mẫu Thượng Ngàn từ sau khi Bà linh ứng báo mộng cho Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Ở Bắc Lệ, ngoài đền Mẫu chính, còn có cả điện thò riêng Chầu Bé Thượng Ngàn, tương truyền là người địa phương, là hóa thân của Mẫu Thượng Ngàn, dân trong vùng quen gọi là Chầu Bé Bắc Lệ, với lời hát văn khắc họa hình ảnh của Châu Bắc Lệ:
Kim chi ngọc điệp rành rành
Chầu Bé Bắc Lệ giáng sinh phân trần
Nón buôn vai gánh nặng hoa
Khi vao Đèo Kóng, khi ra công đông
Dạo khắp hết non bỏng bích thúy
Trở ra về Phố Vị, Suối Ngang
Dạo chơi khắp lũng khắp làng
Lên đền Công chúa Thượng Ngàn tối linh.
Khác với Mẫu Thượng Thiên (mà Liễu Hạnh Công chúa hiện thân) là người Trời, người Tiên, Mẫu Thượng Ngàn xuất thân là người trần, tuy là con gái hay cháu Vua Hùng. Đó là những người gắn bó với núi rừng, yêu thiên nhiên, cây cỏ, muông thú, người có phép tiên có thế mang lại yên vui, ấm no cho dân lành. Họ hiến Thánh và trò thành vị thần bảo hộ cho núi rừng, bản làng.
Ở Tây Nguyên, tục thờ Mẫu do người Việt mang vào lại đồng nhất Mẫu Thượng Ngàn với Âu Cơ – Mẹ Tiên, sau khi từ biệt với Bố Rồng – Lạc Long, đã mang 50 người con lên núi, sinh sống, phát triển thành các dân tộc thiểu số ngày nay và Mẹ Âu Cơ trở thành vị Thánh Mẫu cai quản vùng rừng núi. Bởi thế, các động Sơn Trang ở các đến Tây Nguyên thường tái hiện sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Thần tích Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông
Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến Văn Tiểu Lục” quyển X mục “Linh tích” thời hậu Lê” thì ngôi đền Mẫu Đông Cuông ngày nay, trước đây thờ Đông Quang Công Chúa nổi tiếng anh linh. Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người dân tộc Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản vùng Đông Cuông.
Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao – Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 – 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái) bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao).
Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: “Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để đại vương biết”, nói xong liền biến mất. Đường thuỷ mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi”.2
Đông Quang Công Chúa là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bổng (Trại chủ Quy Hoá) bị hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đông Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu.
Như vậy, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông đã được hình tượng hóa bởi một nhân vật có thật trong lịch sử đó là Đông Quang Công Chúa. Nơi đây, bà Lê Thị Kiểm được hóa thân vào Mẫu Thượng Ngàn. Trong niềm tin tâm linh của những con nhang đệ tử của Tín ngưỡng thờ Mẫu thì đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, được coi là nơi ngự chính và nơi giáng sinh của Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.
Đền Đông Cuông còn có tên là Đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn. Cũng tại nơi đây, vua Lê Thái Tổ đã phong Bà là Lê Mại Đại Vương, sau khi Bà đã phù cho vua Lê đánh giặc.
Như vậy, nếu Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ở đền Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là Công Chúa La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Đông Cuông là Lâm Cung Thánh Mẫu vừa là bậc tối tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng.
Thời gian khánh tiệc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Khánh tiệc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn vào ngày 01/02 âm lịch hàng năm.
Trong điện thờ, Mẫu Thượng Ngàn thường mặc trang phục màu xanh, ngự bên cạnh Mẫu Thượng Thiên.
Dâng lễ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn cần lưu ý điều gì?
Thánh Mẫu Thượng Ngàn anh linh luôn chở che, phù trợ cho những con nhang, đệ tử nhất tâm cầu khấn. Do đó, cứ đến ngày rằm mùng một, những ngày đầu xuân năm mới hay tại những ngày tiệc Bà ở các đền thờ Mẫu, khách hành hương từ khắp nơi lại đổ về các chốn du lịch tâm linh và mang theo mâm lễ vật thành tâm.
Bản văn Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Trấn sơn lâm Nhạc Tiên Vương Mẫu
Quản thượng ngàn ba mươi sáu động tiên
Hiệu danh Lê Mại Chúa Tiên
Bạch Anh công Chúa cầm quyền sơn lâm
Âm dương khí hợp thần hun đúc
Vòng càn khôn vũ trụ thai sinh
Vốn xưa giá ngự thiên đình
Quyền cai nhạc phủ rừng xanh ra vào
Ra hiệu lệnh võng đào đón rước
Thổ mán mèo sau trước phục tâm
Ơn nhờ Thánh Mẫu sơn lâm
Chở che làng bản thôn dân an lành
Lòng mộ Phật tu hành sớm tối
Cõi thiền na dốc chí bền tâm
Từ bi ứng hóa hiện thân
Có phen hóa hiện thôn dân đi rừng
Có phen biến người nùng người thổ
Có phen thời thuần hổ luyện voi
Hóa sinh sinh hóa kiếp người
Sơn Lâm Công Chúa chính ngôi La Bình
Theo đức Thánh Sơn Tinh tuần thú
Dạy muôn loài báo hổ chim muông
Dạy dân phát rẫy làm nương
Dạy cho chim hót líu lường líu lô
Nước cam lộ từ bi đượm khắp
Ứng hóa thân cứu độ muôn loài
Hóa sinh sinh hóa muôn nơi
Dấu chân ghi để muôn đời khắc ghi
Cảnh núi Dùm vạn niên lịch đại
Đất Tuyên Quang còn mãi truyền ghi
Đền thờ lồng lộng uy nghi
Thượng Ngàn Thánh Mẫu độ trì bốn phương
Khi hiển thánh Đông Cuông Yên Bái
Giữ đạo nhà nữ tắc tài hoa
Ngát hương dòng dõi Lê gia
Mãn trần xa giá gần xa mến lòng
Khắp mọi vùng nhớ công ơn đức
Lập đền thờ chầu chực khói hương
Bảng vàng Lê mại đại vương
Phù Lê gây dựng giang sơn thái hòa
Khắp Nam Bắc gần xa mến phục
Đội ơn người giáng phúc giáng ân
Chữ rằng sở nguyện tòng tâm
Mẫu vương lưu phúc thiên xuân thọ trường.
Thờ phụng
Đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn được lập ra tại nhiều nơi trên cả nước để ghi nhớ công ơn Ngài,nhưng tiêu biểu nhất vẫn là ba nơi thờ tự gắn liền với sự hiển linh của Bà là đền thờ ở Suối Mỡ, đền Bắc Lệ, đền Đông Cuông.
Đền Đông Cuông
Đền Mẫu Đông Cuông cách thành phố Yên Bái 50km về phía Tây Bắc, toạ lạc bên dòng sông Hồng, thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông (Văn Yên – Yên Bái).
Đền Đông Cuông được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận định là vùng khởi nguồn của Mẫu Thượng ngàn trong hệ thống thờ Mẫu của người Việt, có vị trí quan trọng trong hệ thống thờ đạo Mẫu, được coi là cội nguồn của Mẫu Thượng ngàn.
Đền Bắc Lệ
Đền Công Đồng Bắc Lệ là một quần thể di tích nằm trên một quả đồi ở thôn Bắc Lệ, thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là một công trình đền cổ kính được xây dựng từ thế kỷ 16 – 17, thờ Mẫu Thượng Ngàn. Nơi này được xem là một trong tám ngôi đền linh thiêng nhất nước ta.
Ngôi đền này thờ Bà Chúa Thượng Ngàn hiển linh cai quản miền rừng núi. Trong đền có thờ Chầu Bé là các cậu, các cô trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ngày nay, du khách phương xa và người dân Lạng Sơn thường viếng thăm đền để cầu bình an, tài lộc, công danh, may mắn. Ngoài ra, đến đền Công Đồng Bắc Lệ, bạn còn được khám phá một không gian văn hóa tâm linh cổ xưa ấn tượng.
Đền Suối Mỡ
Đền Suối Mỡ thuộc khu di tích Suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Tại quần thể di tích này, có ba ngôi đền Thượng, Trung, Hạ cùng thờ chung vị Mẫu Thượng Ngàn cùng truyền thuyết về Mỵ Nương Quế Hoa công chúa.
Chú thích
- Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam, tập 1, Nxb Tôn Giáo, 2009, tr.61.
- Phạm Trọng Điềm dịch, Kiến Văn Tiểu Lục, quyển X, Nxb Văn hóa – Thông tin, 2007, tr.512.