Lễ hội chùa Bút Tháp (23/3-25/3 AL)

Lễ hội chùa Bút Tháp (23/3-25/3 AL)

Cũng như những ngôi chùa khác theo Phật giáo Đại thừa, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ở chùa Ninh Phúc được tổ chức theo Phật lịch hằng năm như: Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng giêng; lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 hiện nay tổ chức vào ngày 15 tháng 4; lễ Vu Lan báo hiếu vào rằm tháng 7…

Cùng với các ngày theo Phật lịch, lễ hội lớn nhất trong năm của chùa Bút Tháp được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 âm lịch hằng năm, nhằm kỷ niệm ngày thiền sư Minh Hành viên tịch; đây cũng được coi là ngày giỗ chung các vị Sư Tổ chùa Bút Tháp qua các thời kỳ.

Bia Sắc kiến Tôn Đức tháp khoán thạch năm 1660 và Ninh Phúc Thiên tự Tam bảo tế tự điền bi khắc năm Đức Nguyên thứ nhất (1674), sau khi lược qua tiểu sử của thiền sư Minh Hành, ca ngợi công đức của ngài đối với Phật giáo nước Nam đã ghi “sắc phong tặng cho “Thành đẳng Chính giác Đại đức Thiền sư Hóa thân Bồ Tát, pháp danh là Minh Hành, pháp hiệu là Tại Tại Nhân Thiên Đạo sư” và lệnh của triều đình ban cho xây dựng tháp đá Tôn Đức, đặt xá lợi của thiền sư Minh Hành như sau:

“(Hoàng thượng) xuống sắc ban tặng cho các đệ tử Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni, Sa di, Sa di ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cùng cất dựng tháp báu, an táng xả lị vào ngày rằm tháng 11 năm Canh Tý (1660), mãi trấn giữ ở chùa Ninh Phúc, muôn vạn năm sau tàm ấn mãi còn rõ ràng, viêt bài chí khắc lên bia đá, ban cho đầy đủ ruộng hương hỏa ở xã Nhạn Tháp” và quy định: “Hai vị Tổ nhập tịch vào ngày 25 tháng 3. Hằng năm giỗ chạp lễ gồm: 10 mâm chay, qua 2 mâm. Ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán lệ cúng gạo oản 20 đầu”…

Để ghi nhớ công lao to lớn ấy, hằng năm lễ hội truyền thống chùa Bút Tháp được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 3 âm lịch, du khách khắp mọi miền đất nước và khách nước ngoài có dịp đến thăm Việt Nam đểu nô nức hành hương về chùa Bút Tháp dự lễ giỗ Tổ Đệ Nhị Minh Hành thiền sư. Lễ hội được tổ chức thường niên với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những cô gái quan họ áo mớ ba mớ bảy từng tốp, từng tốp hát mừng hội chùa. Thơ Nguyễn Phan Hách có đoạn:

“Em đi trảy hội làng quan họ
Áo the năm sắc, nón ba tầm
Khăn xanh thểu dí nghiêng đầu đội
Môi cười cắn chỉ mắt lá dăm”.

Còn Lữ Huy Nguyên không kịp về dự hội chùa, gửi thơ thay lời:

“Chưa về dự lễ dâng sao
Thơ tôi xỉn gửi góp vào hội vui
Đời tôi nắng lửa mưa vùi
Rũ trong sầu muộn về nơi cửa thiền.
Trút đi cát bụi ưu phiền
Con thuyền Bát Nhã trôi trên miên nào.
Tòa sen Phật ngự trên cao,
Bao giờ hoa đại rơi vào trang thơ.”

Lễ hội gồm 2 phần, trong đó phần lễ với những hoạt động tín ngưỡng như: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng đàn trần tế cẩu phúc, Lễ cúng Tổ… được diễn ra chủ yếu trong khu nội tự. Các lễ hội tín ngưỡng này thu hút rất đông du khách thập phương tham gia.

Sau phần lễ là đến phần hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao như: Cờ tướng, bóng bàn, thi thả chim bồ câu và biểu diễn nghệ thuật chèo… Các hoạt động này không chỉ thu hút nhân dân trong tỉnh, mà còn có sự tham gia, giao lưu của nhiều đoàn văn nghệ, thể thao ở các tỉnh khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…

Đến nay mọi người vẫn nhắc đến lễ hội chùa Bút Tháp năm 2010, theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Đình Tổ, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội thì đây là lễ hội có sự giao lưu đông đảo nhất từ nhiều năm trở lại đây bởi có tới 72 kỳ thủ tham gia so tài ở môn Cờ tướng và có 175 đàn chim đến từ các tỉnh, thành phố bạn như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên và các địa phương trong tỉnh tham dự Hội thi thả chim bồ câu bay.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, qua bao thế hệ người kế đăng, bao bậc tiền nhân chung tay bảo tồn, trùng tu tôn tạo Bút Tháp đã trở thành ngôi danh lam cổ tự hấp dẫn bao du khách trong và ngoài nước tới thăm.

Vào ngày hội chùa, trai thanh, gái lịch chen vai thích cánh. Trong chùa khói hương nghi ngút, tiếng mõ tụng kinh chậm rãi đểu đểu. Mùi thiển theo khói hương tỏa ngát: hoa hồng, hoa sói, hoa lan, đua nhau khoe sắc. Tiếng khấn thầm thì, tiếng trầm trồ kinh ngạc của du khách làm nên một âm thanh quyến luyến. Hàng đoàn người đứng vòng tròn vừa xoay cối kinh, vừa cẩu phúc, cầu an, cầu cho điều thiện ngày một sinh sôi.

(Trích Chương IV – Sinh hoạt Phật Giáo tại chùa Bút Tháp, sách Chùa Bút Tháp – Danh lam nổi tiếng đất Việt, NXB Tôn Giáo)

5/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ
hoi-chua-but-thap-bac-ninh-nguon-google

Thời gian tổ chức: Ngày 23 tháng 3 âm lịch

Nội dung chính

Hình ảnh
Địa điểm tổ chức
Danh vị
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

banner APP CHỐN THIÊNG 3 (60X90)