Chùa Đại Giác (Đại Giác Cổ Tự – Biên Hòa, Đồng Nai)

Chùa Đại Giác (Đại Giác Cổ Tự – Biên Hòa, Đồng Nai)

Lược sử


Chùa Đại Giác là một trong hai ngôi chùa cổ nhất ở Cù Lao Phố, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Không ai và cũng không có sách nào ghi lại chính xác Chùa được xây dựng vào năm nào. Nhưng theo sách “Đại Nam Nhất thống chí” ghi thì Thế kỷ 18 ngôi chùa này đã hiển hiện ở đây.

Cổ nhân tương truyền Chùa Đại Giác ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ, thấp, vách ván, cột cây, mái lợp ngói âm dương. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), lấy niên hiệu là Gia Long đã nhớ ơn ban chiếu chỉ trùng tu ngôi chùa. Vua Gia Long chỉ dụ cho quan quân địa phương (trấn Biên Hoà) cho binh thợ đến xây cất và cho tượng binh đem voi đến dặm nền chùa.Vì vậy, nhân dân còn gọi chùa Đại Giác là “Chùa Tượng” (Chùa Voi). Dịp này, Gia Long còn cúng cho chùa Đại Giác một pho tượng Phật A Di Đà bằng gỗ mít rất lớn, cao 2,25 mét, nên nhân dân địa phương còn gọi chùa Đại Giác là “Chùa Phật lớn”. Hiện nay, pho tượng này vẫn còn thờ tại chánh điện của chùa.

Chùa Đại Giác

Năm 1820, vua Minh Mạng tiếp tục cho tu sửa mở rộng nhà giảng. Dịp này, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã cúng cho chùa tấm biển tên chùa Đại Giác tự sơn son thếp vàng, bên phải có khắc: Tiên triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh, bên trái khắc: Minh Mạng nguyên niên, mạnh Đông, cốc đán. Hiện nay, tấm biển này vẫn được trân trọng treo ở hành lang trước chánh điện.

Sau nhiều lần trùng tu, xây dựng lại, đến nay, chùa Đại Giác vừa có nét kiến trúc hiện đại, cây cối quanh chùa tươi tốt, ngọai cảnh nên thơ, vừa có nét cổ kính, rêu phong khi bước vào bên trong chánh điện.

Chùa Đại Giác

Kiến trúc


Chùa Đại Giác có diện tích khoảng 3.000m2 với hai cổng xây bằng gạch ra vào, xung quanh có tường rào bao bọc. Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa cất theo lối chữ tam với ba dãy nhà ngang nối liền nhau.

Mặt tiền chùa quay theo hướng Tây Bắc nhìn ra sông Đồng Nai. Giữa sân trước chùa là một cây bồ đề lớn, do Hòa thượng Đinh Tông trồng vào ngày rằm tháng 11 năm Kỷ Mão (1939) và pho tượng Phật Quan âm Nam Hải đứng trên tòa sen. Bên tả và phía sau là khu vườn rộng trồng cây trái, bên hữu là khu bảo tháp với nhiều mộ tháp của các vị trụ trì viên tịch.

Tuy bên ngoài, mái hiên chùa thấp và có lối kiến trúc hiện đại, nhưng bên trong chùa vẫn còn theo kiểu mẫu của các chùa xưa ở vùng Đồng Nai, với các cột tròn và cao vút, tạo không gian thoáng đãng. Chùa gồm chánh điện, nhà khách, phòng chư tăng, trai đường và nhà bếp.

Chùa Đại Giác

Giá trị


Chùa Đại Giác được xếp hạng Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia với những tích sử còn ghi dấu như một chuyện tình vừa lãng mạn nhưng đầy bi ai của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh– con gái thứ ba của Nguyễn Ánh trên đường chạy trốn quân Tây Sơn đã đến lánh nạn (1779) và tu ở chùa Đại Giác. Đây là mối tình đơn phươngbi ai nhất trong Hoàng tộc Việt Nam. Cái kết đó là thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã phát hỏa tự thiêu, còn công chúa uống thuốc độc tự vẫn ngay hậu viên chùa Đại Giác.

Chùa Đại Giác dần dần đã gắn liền với đời sống của người dân Cù lao phố nói riêng và vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai nói chung. Cứ mỗi độ tết đến xuân về, mọi người lại nô nức lên chùa cầu nguyện một năm mới sức khỏe, an khang, thịnh vượng, cầu cho đất nước thanh bình, gia đinh ấm no hạnh phúc. Khi bước chân đến cửa chùa thì tất cả mọi người đều gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình vào đức Phật, họ tin rằng sẽ có một phép nhiệm màu qua lời cầu nguyện. Đây chính là giá trị tâm linh mà bấy lâu nay Phật pháp đã xây dựng trong lòng mọi người dân.

10. Chùa Đại Giác (Nguồn Google)

Du khách đến thăm chùa sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc tôn giáo quy mô, đồ sộ. Tuy mới được trùng tu vào giữa thế kỷ XX nhưng chùa vẫn lưu giữ được các đường nét cổ xưa. Trong sân chùa, dưới gốc bồ đề cổ thụ có tượng Phật bằng đá cẩm thạch đang trầm mặc, ánh mắt hiền hòa làm ấm lòng biết bao con người và tượng Quan âm Nam Hải hiền hậu đứng trên tòa sen nhìn xuống chúng sinh như xóa tan mọi ưu phiền cho du khách.

Hơn nữa, “Đại giác tự” tọa lạc gần dòng sông Đồng Nai quanh năm êm đềm chảy, nằm trong khu vực Cù lao phố có nhiều di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử văn hóa có giá trị nên rất thuận lợi cho việc thu hút khách tham quan, thăm viếng.

Chùa Đại Giác là một trong những ngôi chùa hiện diện sớm nhất ở Đồng Nai và vùng Nam Bộ, ghi dấu quá trình Nam tiến của người Việt vào thế kỷ XVII. Năm 1990, chùa được xếp hạng là Di tích lịch sử, nghệ thuật quốc gia.

Tham khảo


  • http://www.thuviendongnai.gov.vn/baiviet2015/vanhoavnpp/Lists/Posts/Post.aspx?List=58baa73c%2Df2d6%2D4c3c%2D8165%2Dd887f5844078&ID=6
  • https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/1013401/dai-giac—ngoi-chua-co-tren-cu-lao-pho
  • http://ttxtdldongnai.vn/chua-dai-giac
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_%C4%90%E1%BA%A1i_Gi%C3%A1c
Chấm điểm
Chia sẻ
Chùa Đại Giác

Bài viết

Bài viết đang được cập nhật

Nội dung chính

Hiện vật
Nội dung đang được cập nhật.
Thờ tự
Nhân vật
Lễ hội
Nội dung đang được cập nhật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *