Chùa Hàm Long (Nam Sơn, Bắc Ninh)

Chùa Hàm Long (Nam Sơn, Bắc Ninh)

Thông tin cơ bản

Vị trí địa lý

Chùa Hàm Long (Long Hạm tự) được dựng tại hàm con rồng của ngọn núi Long Lĩnh thuộc thôn Thái Bảo xã Nam Sơn, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được bao bọc bởi các ngọn núi Phượng hoàng, Kỳ lân, núi Rùa. Các nhà phong thủy xưa đều cho rằng, chùa Hàm Long được tọa trên đất “Tứ linh”, đó là long, ly, qui, phượng. Những ngọn núi độ cao không quá 70m so với mặt nước biển, soi mình trên dòng sông Thiên Đức, rừng thông thoai thoải, không khí thoáng đãng, trong lành,…

Sự kỳ thú của cảnh quan địa lý, sự ưu đãi của môi trường thiên nhiên và sự hình thành các tuyến giao thông thủy bộ là điều kiện tốt cho sự hình thành và ra đời trung tâm Phật giáo Hàm Long.

Lược sử

Chùa Hàm Long được xây dựng vào thời Lý. Căn cứ cuộc đời nhà sư Nguyễn Minh Không, chúng ta có thể biết được vào khoảng năm 1110 đến năm 1140, chùa Hàm Long được xây dựng. Căn cứ vào niên hiệu “Hoàng triều Cảnh Trị vạn vạn chi cửu tuế, tuế thứ Tân trọng Xuân cốc nhật” trên văn bia Tân tạo Long Hạm tự bi, chúng ta biết được chùa Hàm Long được xây dựng vào tháng 2 năm 1671. 

Đến đời vua Lê Hy Tông (1676-1705) có vị thế tử của chúa Định vương Trịnh Căn tên là Trịnh Thập (Tổ Như Trừng Lân Giác) đến chùa tu hành. Ngài cũng là người đầu tiên trùng tu xây dựng và mở rộng qui mô chùa Hàm Long. 

Các vị tổ chùa Hàm Long

  1. Thiền sư Nguyễn Minh Không
  2. Thiền sư Dương Không Lộ
  3. Hòa thượng Trịnh Thập
  4. Thiền sư Thích Ngột Ngột
  5. Đại sư Thích Tông Vinh
  6. Hòa thượng Thích Ngọc Uẩn
  7. Hòa thượng Thích Thanh Nhân
  8. Hòa thượng Thích Thanh Dũng

Kiến trúc

Chùa Hàm Long hiện có nhiều hạng mục công trình kiến trúc. Một số công trình được tu bổ nhiều lần. Chùa có hai lớp cổng, lớp cổng ngoài cũ nay không được sử dụng. Lớp cổng trong được mở đầu những năm 80 của thế kỷ , có ba cổng: cổng phía Tây, cổng phía Đông, cổng trường trung cấp Phật học. 

Trên bờ nóc gian giữa tòa Tiền đường có biển đề hiệu chùa “Long Hạm tự”. Hiên tòa Tiền đường được lát bằng các viên đá xanh hình, cả chiều dài hiên có 6 cột đá hình vuông, các cột đều được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán, chạm hình rồng ẩn hiện trông mây sinh động, hoặc chạm chủ đề trúc điểu, hoa điểu, liên ngư, mai, cúc, trúc. 

Phía trong tòa Tiền Đường và tam bảo được trùng tu vào tháng 9 năm. Tòa tiền đường có 7 gian với bộ khung gỗ lim. Phía trên gian thờ có các bức võng được tạo bằng gỗ với nét chạm về chủ đề mây rồng, hoa lá,… Tòa tam bảo có 3 gian, các cây cột đều được đặt trên chân tảng là khối đá hình trụ tròn. 

Ly trần viện, với những ngôi chùa khác nơi đây được gọi là nhà thờ tổ, nhưng có lẽ chỉ có chùa Hàm Long và chùa Liên Phái gọi nơi đây là ly trần viện. Ly trần viện được xây dựng từ lâu, gồm 5 gian, trên đỉnh tưởng hoa chắn mái ngoài mặt tiền có đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. 

Tòa nhà Mẫu được kết cấu 2 lớp. Tòa nhà khách được xây dựng lại bằng gỗ lim, tòa nhà có 7 gian, 8 cửa ra vào, phần hậu cung nhà khách có 3 gian. Tòa nhà tăng (phía Tây) gồm 2 tầng, mỗi tầng có 7 gian. Tòa nhà tăng (phía Đông) được làm bằng gỗ lim, gồm 7 gian, tòa nhà là nơi làm việc của cụ Hòa thượng trụ trì chùa và nơi nghỉ của các tăng sinh. Bên cạnh là trường học gồm 7 gian, từ năm 2000 đến 2009 là trường học của trường trung cấp Phật học tỉnh Bắc Ninh. 

Hai dãy hành lang phía Đông được dùng làm nơi nghỉ của các ni sinh trong trường trung , nhà hành lang phía Tây được làm nơi viết sớ, sắp đồ lễ, nghỉ tạm, đi lại của thập phương tín thí.

Lầu Quan Âm ở phía trên cổng ngoài và gần tháp Cứu sinh, đường lên lầu có 17 bậc được lát bằng những phiến đá xanh chống trượt.

Di sản

Các pho tượng

Các pho tượng được thờ ở chùa Hàm Long là tượng Phật, tượng Bồ tát, Thánh tăng, Hộ pháp, Đức ông, các vị Tổ, tượng mẫu,… được bài trí tại các tòa Tam bảo, Tiền đường, Ly viện, Nhà khách, nhà Mẫu.

Tại tòa Tam bảo và Tiền đường, trên bệ thứ nhất, ba pho tượng tam là Nhiên Đăng, Thích Ca, Di Lặc, chính giữa là Thích ca Mâu ni Phật. Bậc bệ thứ hai ở giữa là tượng A di đà, Quan thế âm Bồ Tát, Đại Thế chí Bồ Tát,… Ở góc bên trong thờ tượng Quan Âm Thị Kính,… và hàng loạt các pho tượng điêu khắc có giá trị nghệ thuật như đức Thế Tôn, Ma Za phu , A Nan, Ca Diếp,…

Các pho tượng tại Ly Trần viện, ở giữa có khám tổ Trịnh Hòa thượng, bên trái của khám là tượng tổ Bồ đề Đạt, bên phải là tượng một vị Tổ. Phía trước khám là tòa Cửu Long, trước đó là tượng Thích Ca sơ sinh. Trong gian nhà Mẫu, ngồi giữa là Thượng Thiên Thánh mẫu, bên phải là Mẫu thượng ngàn, bên trái là Mẫu. Lớp ngoài nhà Mẫu thờ Ngũ vị Tôn ông. Hậu cung nhà khách thờ tượng Quan âm Thiên thủ thiên, tiếp đến là tượng đức Thế và tượng Quan Âm.

Tháp và văn bia 

Chùa Hàm Long có 20 ngọn tháp, những ngọn tháp này đều được xây bằng, chỉ có 3 tháp được xây bằng đá xanh. Tháp Cứu Sinh được xây vào năm Long Đức thứ 2 (1733) do Thái phi ban tặng cho từ mẫu Trịnh Hòa và môn phái. Ngọn tháp cao 7 tầng, xây bằng đá xanh, đây là một trong những ngọn tháp cổ kính và đẹp nhất trong các tháp tại chùa Việt Nam. Tháp Tịnh Minh cao 3 tầng xây bằng gạch, nơi an di cốt của Hòa thượng Thích Ngột Ngột. Ngoài ra còn có các tháp: Từ Quang tháp, Tháp Phổ Đồng, Tháp đá, Tâm Điền bảo, Tháp Phổ Đà.

Văn bia tại chùa hiện tại còn rất ít và đã mòn hết chữ, chỉ còn lại 4 văn bia ở tháp đá và một văn bia ở tháp Tịnh Minh.

Thành tựu

Chùa Hàm Long được vinh dự đón nhiều vị lãnh đạo Đảng và nhà nước, đoàn khách nước ngoài,…

Chùa được nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia ngày 28 tháng 1 năm 1988 của Bộ Văn hóa.

Tham khảo

  • Sách “Chùa Hàm Long” – Tác giả: nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Khải 
5/5 (1 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Banner App ChỐn ThiÊng 3 (60x90)