Khái niệm
Phật: Phật hay nói đủ hơn là Phật đà, dịch âm từ ngữ Sanskrit cổ đại. Từ Phật bao hàm các nghĩa: Tự mình giác ngộ, giác ngộ cho người khác và giác ngộ – thấy biết tất cả, không gì là không thấy biết, không lúc nào là không thấy biết. Vì vậy mà Phật còn có các danh hiệu “Nhất biến tri” hay là “Chính biến tri”.
Phật đà, nói ngắn hơn là Phật, nguyên là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh tại thế giới này, cách đây 2589 năm (T. L năm 623 trước công nguyên) ở thành Ca Tỳ La Vệ (Ấn Độ). Sau khi thành đạo, thì có danh hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca là giòng họ, Mâu Ni là danh hiệu chung, chỉ các bậc Thánh thời cổ đại ở Ấn Độ, và có nghĩa là tĩnh lặng. Đó là vị giáo chủ của đạo Phật.
Bồ Tát: là dịch âm từ chữ Phạn, và là lược dịch. Nếu dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa. Bồ đề nghĩa là giác. Tát đỏa là hữu tình. Bồ Tát nghĩa là giác hữu tình. Hữu tình là sinh vật có tính tình và tình ái, cũng gọi là động vật. Bồ Tát là loài hữu tình có giác ngộ. Giác ngộ về nỗi khổ của tất cả chúng sinh, đồng tình và thông cảm với nỗi khổ đó, và phát nguyện cứu thoát chúng sinh ra khỏi những nỗi khổ đó. Vì vậy mà ở đời, hễ thấy ai hay thương người, hay bố thí, và cứu giúp người trong cơn khổ nạn, thì nói người ấy có tâm Bồ tát.
Bồ Tát hiểu theo đúng nghĩa, rất khác với quan niệm Bồ Tát trong dân gian. Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Bồ Tát không phải là thần Thổ Địa, cũng không phải là thần Thành Hoàng mà tượng bằng gỗ, tượng bằng đất được thờ phục ở khắp đền miếu. Chúng sinh trước khi thành Phật tất yếu phải trải qua một quá trình làm Bồ Tát. Muốn làm Bồ Tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Nghĩa là:
“Phát lời nguyện độ thoát cho vô số lượng chúng sinh;
Phát lời nguyện đoạn trừ vô số lượng phiền não;
Phát lời nguyện học tập vô số lượng pháp môn;
Phát lời nguyện thành tựu Phật đạo vô thượng”.
Có bao nhiêu vị Phật, Bồ Tát?
Như trên đã trình bày, tại thế giới này, từ thời xa xưa đã có những vị Phật ra đời, và trong một tương lai rất xa sau này cũng sẽ có các vị Phật khác xuất hiện. Và hiện nay, tại các thế giới khác trong 10 phương, cũng đang có nhiều Phật tồn tại. Theo đạo Phật, thì Phật không phải chỉ có một vị có một không hai mà trong quá khứ, hiện tại và trong thời vị lai, có vô lượng vô số Phật.
Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sinh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy. Hệ vị Phật quen thuộc nhất trong Phật Giáo.
Danh sách các vị Phật và Bồ Tát quen thuộc trong Phật Giáo
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- Đức Phật A Di Đà
- Đức Phật Di Lặc
- Đức Phật Dược Sư
- Bồ Tát Quan Thế Âm
- Bồ Tát Đại Thế Chí
- Bồ Tát Địa Tạng
- Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi
- Bồ Tát Phổ Hiền
- Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn
- Phật Mẫu Chuẩn Đề
- Tổ Bồ Đề Đạt Ma
- Tôn giả Mục Kiền Liên
- Bồ Tát hộ pháp Vi Đà
- Ông Tiêu
Các ngày lễ Phật Giáo trong năm: https://chonthieng.com/kien-thuc/cac-ngay-le-phat-giao-trong-nam/